Trực thăng của NASA sống sót qua đêm băng giá đầu tiên trên sao Hoả

Chiếc trực thăng Ingenuity của NASA đã sống sót qua đêm đầu tiên trên bề mặt lạnh cóng của sao Hỏa. Đây được coi là một cột mốc đáng nhớ trong hành trình lịch sử chinh phục Hành tinh Đỏ của con người.

Miệng núi lửa Jezero – nơi thăm dò hiện tại của trực thăng Ingenuity trên bề mặt sao Hỏa có nhiệt độ xuống tới -90 độ C. Theo đánh giá của các chuyên gia, mức nhiệt này thông thường đủ thấp để gây thiệt hại đáng kể cho các bộ phận điện và pin của máy bay trực thăng.

“Đây là lần đầu tiên Ingenuity phải một mình sống sót trên bề mặt sao Hỏa. Nhưng giờ chúng tôi đã xác nhận chúng tôi có vật liệu cách nhiệt phù hợp, máy sưởi phù hợp và pin đủ năng lượng để sống sót qua đêm lạnh giá. Đây là một chiến thắng lớn cho đội nghiên cứu. Chúng tôi rất vui khi được tiếp tục chuẩn bị cho Ingenuity tiếp tục chuyến bay thử nghiệm đầu tiên”, MiMi Aung, Giám đốc Dự án Ingenuity thuộc Phòng Thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (JPL) tại California, tuyên bố ngày 5/4.

Trước đó, vào ngày 4/4, tàu thăm dò Perseverance của NASA đã thả trực thăng Ingenuity xuống bề mặt sao Hỏa.

Xem video mô hình trực thăng Ingenuity thực hiện chuyến bay trên sao Hỏa (nguồn: NASA):

Các kỹ sư đã gặp rất nhiều thách thức trong việc thiết kế trực thăng đầu tiên phục vụ cho mục đích nghiên cứu trên sao Hỏa. 

Đầu tiên, máy bay phải đủ nhỏ để vừa cất giữ dưới gầm tàu thăm dò Perseverance. Bên cạnh đó, trực thăng cần nhẹ để dễ dàng di chuyển qua bầu khí quyển Sao Hỏa - nơi chỉ có 1% bầu khí quyển hiện có trên Trái đất, trong khi vẫn có đủ năng lượng để tự sưởi ấm và sống sót qua những đêm lạnh giá trên Hành tinh Đỏ. Đặc trưng bầu khí quyển mỏng tại đây khiến việc tạo ra lực nâng và bay lên cao của trực thăng trở nên khó khăn hơn.

Ingenuity sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên và tối đa 4 chuyến bay khác trong 31 ngày (theo ngày Trái đất). Một máy tính trên máy bay sẽ sử dụng hình ảnh do trực thăng chụp để theo dõi địa hình trên mặt đất và thực hiện các điều chỉnh nhỏ 500 lần mỗi giây để giữ trực thăng đi trên quỹ đạo của nó trong trường hợp có nhiễu động như gió giật.

Tàu thăm dò Perseverance cũng sẽ dành 2 năm tiếp theo để khám phá miệng núi lửa Jezero để tìm kiếm bằng chứng về sự sống của vi sinh vật trong quá khứ và thu thập các mẫu. Những mẫu này sẽ được gửi về Trái đất qua các sứ mệnh trong tương lai.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Tên lửa siêu vượt âm của Mỹ phóng thất bại, không tách được khỏi máy bay B-52
Tên lửa siêu vượt âm của Mỹ phóng thất bại, không tách được khỏi máy bay B-52

Chương trình tên lửa siêu vượt âm mới của Không quân Mỹ đã hứng chịu đòn giáng thứ hai sau khi quả tên lửa không tách khỏi máy bay ném bom B-52H trong thử nghiệm ngày 5/4.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN