Mỹ: Cuộc đại khủng hoảng kinh tế do COVID-19 còn lâu mới kết thúc

Số liệu GDP thực sự ảm đạm đã xác nhận rằng kể từ năm 1958 đến nay, Mỹ mới có một sự sụt giảm sâu trong hoạt động kinh tế như quý vừa kết thúc.
Mỹ: Cuộc đại khủng hoảng kinh tế do COVID-19 còn lâu mới kết thúc ảnh 1Người dân trả tiền để mua bánh mì tại Harare, Zimbabwe. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang nationalinterest.org, sự hồi sinh của đại dịch, cùng với những cảnh báo tàn khốc về một làn sóng thứ hai có khả năng xảy ra, giờ đây dường như đang ngăn chặn quá trình phục hồi kinh tế rất mạnh mẽ của nước Mỹ sau sự sụp đổ trong quý 2/2020.

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào trong nền kinh tế bị tàn phá bởi dịch COVID-19 thì giờ đây điều đó đã xảy ra.

Số liệu GDP thực sự ảm đạm xác nhận rằng kể từ năm 1958, nước Mỹ đã có một sự sụt giảm sâu hàng quý trong hoạt động kinh tế như quý vừa kết thúc.

Đáng buồn hơn khi thấy rằng những con số này trùng khớp với sự hồi sinh gần đây của đại dịch mà giờ đây có thể dập tắt sự phục hồi kinh tế non trẻ sau giai đoạn phong tỏa.

[Liệu mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu có "giải cứu" được châu Á?]

Hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích, số liệu hôm nay cho thấy trong quý 2 năm nay, sản lượng của Mỹ đã giảm 9,5% so với quý trước hoặc gần 33% so với tỷ lệ hàng năm.

Đồng thời, khó có thể yên tâm khi con số thất nghiệp hàng tuần tăng vọt lên tới hơn 1,4 triệu người.

Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn còn khoảng 30 triệu người nhận trợ cấp thất nghiệp trong khi khoản bổ sung 600 USD hàng tuần cho những người thất nghiệp chỉ còn 1 ngày là hết hạn.

Sự tái bùng phát đại dịch, cùng với các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chững lại, khiến cho toàn bộ nền kinh tế Mỹ trong cả năm 2020 có thể suy giảm ít nhất 8% theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Một kết quả như vậy sẽ cao hơn gấp đôi so với sự suy giảm mà nền kinh tế Mỹ đã trải qua trong cuộc Đại suy thoái 2008-2009.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã hy vọng rằng sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ, Mỹ sẽ trải qua sự phục hồi hình chữ V rất rõ nét. Tuy nhiên, họ đã thất bại trong việc duy trì hy vọng đó bằng chiến lược ngăn chặn virus SARS-CoV-2 nhằm sớm đưa nền kinh tế trở lại bình thường.

Thiếu một chiến lược quốc gia rõ ràng trong việc phong tỏa, xét nghiệm virus và truy vết các ca nghi mắc COVID-19, đại dịch đã quay trở lại.

Vẫn trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, tỷ lệ nhiễm COVID-19 hàng ngày ở Mỹ đã tăng từ mức cao nhất vào đầu tháng 4 là khoảng 3.500 ca lên mức hiện tại là khoảng 70.000 ca.

Kết quả là, chỉ với 4% dân số thế giới, Mỹ đã chiếm 25% số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới. Trong khi đó, các chuyên gia y tế của Trump hiện đang chuẩn bị cho làn sóng thứ hai vào cuối mùa Thu này.

Sự hồi sinh của đại dịch, cùng với những cảnh báo tàn khốc về nguy cơ làn sóng thứ hai, giờ đây dường như đang làm chậm lại quá trình hồi phục kinh tế rất mạnh từ sự suy giảm của quý 2.

Như Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Jerome Powell lưu ý, dữ liệu kinh tế được cập nhật thường xuyên về nhu cầu của người tiêu dùng cũng như số liệu về tình hình việc làm đáng thất vọng đang cho thấy nền kinh tế có thể đã chững lại với tỷ lệ thất nghiệp cao không thể chấp nhận.

Không chỉ các bang và thành phố lớn ở miền Nam dường như áp đặt trở lại ít nhất là một phần việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa trước đó. Cũng không phải chỉ có các trường học đang ngày càng đẩy lùi ngày dự kiến mở cửa trở lại, điều có thể khiến mọi người khó có thể sớm trở lại làm việc.

Thay vào đó, đó cũng là việc các cá nhân đang điều chỉnh hành vi của họ bằng cách gây áp lực mới đối với chính các lĩnh vực của nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch.

Trong lúc đại dịch hoành hành, một lần nữa họ dường như ngày càng không muốn đi du lịch, đến nhà hàng thường xuyên hoặc mua sắm.

Một nền kinh tế gián đoạn lúc này sẽ làm tăng nguy cơ kinh tế Mỹ sẽ sớm phải đối mặt với một làn sóng phá sản lớn. Điều đó sẽ xảy ra khi tỷ lệ thất nghiệp cao gây căng thẳng đến mức không thể chịu nổi đối với ngân sách hộ gia đình và khi căng thẳng gia tăng đối với các doanh nghiệp trong ngành du lịch, nhà hàng, bán lẻ và giải trí.

Nó cũng sẽ xảy ra khi ngành dầu đá phiến trong nước bị suy giảm do giá dầu thế giới thấp và khu vực bất động sản thương mại phải đối mặt với tình trạng dư thừa văn phòng và các trung tâm mua sắm bị bỏ trống khi mọi người ngày càng chọn làm việc từ xa và mua sắm trực tuyến.

Tất cả những điều này chứng tỏ Mỹ hơn bao giờ hết cần phải có một chiến lược đối phó với đại dịch chặt chẽ hơn ở cấp liên bang so với những biện pháp chúng ta đã đưa ra cho đến nay.

Điều đó cũng cho thấy rằng nếu nước Mỹ muốn tránh suy thoái kép, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ cần gạt bỏ bất đồng và sớm đồng ý với một gói kích thích tài khóa bổ sung./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục