Trung Quốc tuyên bố có thể điều động hàng nghìn binh sĩ tới biên giới Ấn Độ

Trung Quốc cho biết quốc gia này chỉ mất “vài giờ đồng hồ” để điều động hàng nghìn binh sĩ, xe bọc thép và các trang thiết bị quân sự tới biên giới tranh chấp với Ấn Độ ở phía Tây dãy Himalayas.

Chú thích ảnh
Trung Quốc điều động hàng nghìn binh sĩ nhảy dù về phía Tây Bắc đất nước. Ảnh: SCMP/Weibo

Theo những hình ảnh phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước CCTV ngày 6/6, hàng nghìn lính dù Trung Quốc đã lên các máy bay dân sự và tàu hỏa xuất phát từ tỉnh Hồ Bắc tới một địa điểm chưa được xác định tại vùng cao nguyên phía Tây Bắc Trung Quốc cách đó hàng nghìn kilomet.

Phát biểu trên CCTV, Tướng Mao Lei – người đứng đầu một cơ sở huấn luyện lữ đoàn không vận của Không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) – cho biết cuộc diễn tập điều quân về hướng Tây Bắc đã đánh dấu bước đột phá đáng kể về quy mô cũng như cách thức điều động binh sĩ.

Mặc dù bản tin trên truyền hình không tiết lộ điểm đến của lực lượng này, song trong một bài viết đăng trên Global Times ngày 7/6, tác giả trực tiếp đề cập cuộc diễn tập này có liên quan đến căng thẳng biên giới Trung-Ấn.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
PLA tiến hành diễn tập quy mô lớn có sự tham gia của hàng nghìn lính nhảy dù gần khu vực biên giới Tây Bắc gần Ấn Độ. Ảnh: Weibo
Chú thích ảnh

Ngày 6/6 cũng là thời điểm các tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc và Ấn Độ xúc tiền cuộc hội đàm tại Moldo, gần Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC). Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí thân mật và tích cực. Hai bên nhất trí giải quyết hòa bình tình hình ở khu vực biên giới theo các hiệp định song phương khác nhau và phù hợp với thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước rằng hòa bình và yên tĩnh ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển chung của quan hệ song phương.

Ngày 1/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên xác nhận Trung Quốc và Ấn Độ duy trì đều đặn các kênh liên lạc ngoại giao và quân sự về những vấn đề tại các khu vực biên giới giữa hai nước, đồng thời nhấn mạnh rằng tình hình biên giới giữa hai nước nhìn chung ổn định và trong tầm kiểm soát. 

Trong nhiều năm qua, biên giới Trung-Ấn tại dãy Himalayas vẫn luôn chứng kiến rạn nứt âm ỉ và nhiều lần bùng phát xung đột giữa hai nước. Cuối tháng trước, Trung Quốc đã triển khai một lực lượng đáng kể binh sĩ đến khu vực biên giới. Đáp lại, Ấn Độ cũng đã điều thêm 5.000 binh sĩ đến vùng Ladakh trên dãy Himalaya để tăng viện cho lực lượng đang trấn giữ vùng đất dọc theo LAC.

Video binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ chạm trán tại khu vực biên giới tranh chấp (nguồn: IndiaTimes):

Li Li, chuyên gia các vấn đề Nam Á tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho biết bà dự đoán sẽ có nhiều động thái tăng cường quân sự từ hai bên.

“Việc triển khai quân sự từ hai nước tới khu vực sẽ không giảm bớt trước khi vấn đề biên giới được giải quyết. Các hoạt động tăng cường nguồn lực mang đầy tính cạnh tranh như này vẫn tiếp tục”.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Collin Koh tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore) chỉ ra rằng lực lượng PLA “đã được huấn luyện cho việc này trong nhiều năm qua” nên không quá ngạc nhiên khi Trung Quốc có thể điều động binh sĩ tới khu vực nhanh đến vậy.

Ngoài ra, ông Koh còn nhận định với việc điều động một lượng lớn binh sĩ từ tỉnh Hồ Bắc – tâm dịch COVID-19 đầu tiên của Trung Quốc, quốc gia này đang muốn gửi thông điệp không chỉ tới Ấn Độ mà còn cho cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, rằng PLA vẫn duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu và không bị đại dịch tác động.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Tại sao kế hoạch làm trung gian hòa giải đối đầu Trung-Ấn của ông Trump thất bại?
Tại sao kế hoạch làm trung gian hòa giải đối đầu Trung-Ấn của ông Trump thất bại?

Khi căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng đưa ra đề nghị “làm trung gian hòa giải, phân xử” giữa hai cường quốc này. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN