Động cơ mới của Trung Quốc thách thức các hệ thống phòng thủ tên lửa

Động cơ scramjet (phản lực tĩnh siêu âm) dành riêng cho vũ khí tấn công siêu thanh của Trung Quốc có thể hoạt động tối đa trong 10 phút, mức lâu nhất được ghi nhận trên thế giới hiện nay.

Chú thích ảnh
Tên lửa DF-17 của Trung Quốc. Ảnh: globaltimes

Viện Cơ khí ở Bắc Kinh trong tháng 5 cho biết qua thử nghiệm, Tiến sĩ Fan Xuejun và các đồng nghiệp tại cơ quan này đã bơm khí siêu nóng vào động cơ scramjet và đốt trong 600 giây.

Động cơ scramjet hoạt động ở tốc độ Mach 5. Trong khi đó, động cơ truyền thống có thể tan chảy ở tốc độ siêu tốc. Tuy nhiên, scramjet không có các bộ phận di chuyển như động cơ phản lực cánh quạt, mà thay vào đó tận dụng chuyển động về phía trước của máy bay để nén khí và trộn lẫn với nhiên liệu năng lượng cao hình thành lực đẩy. Không khí trong scramjet di chuyển nhanh hơn âm thanh ngay cả sau quá trình nén.

Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến Mỹ cho biết vũ khí siêu thanh có thể di chuyển với vận tốc Mach 20. Động cơ scramjet hoạt động 10 phút có thể giúp vũ khí này tăng phạm vi tối đa 4.000km. Ngay cả hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất cũng khó có thể đánh chặn vũ khí di chuyển với tốc độ cao như vậy.

Kể từ năm 2013, mẫu máy bay trình diễn động cơ scramjet của Không quân Mỹ là X-51A Waverider đã giữ được kỷ lục 210 giây đốt cháy, giúp phương tiện này đạt tốc độ Mach 5. Đến năm 2016, máy bay thử nghiệm của Ấn Độ đã đạt đến tốc độ Mach 6 khi động cơ scramjet hoạt động mới chỉ 5 giây.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết Viện Cơ khí do Tiến sĩ Hsue-Shen Tsien – “cha đẻ” của chương trình rocket Trung Quốc - thành lập.

Trong khi đó, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đề cử Tiến sĩ Fan Xuejun nhận giải “nhà sáng tạo của năm”.

Dòng khí siêu thanh có thể tăng nhiệt độ trong động cơ lên trên 4.000 độ C, gấp đôi động cơ thường. Trong trường hợp nhiệt gia tăng, scramjet có thể phát nổ. Nhưng Tiến sĩ Fan Xuejun và các đồng nghiệp đã xử lý vấn đề này bằng cách chuyển hướng nhiên liệu tới bề mặt của bộ phận bị tăng nhiệt nhiều nhất trong động cơ.

Ông Huang Yue tại Đại học Hạ Môn đánh giá 10 phút đối với một động cơ scramjet là thành tựu ấn tượng.

Theo Lầu Năm Góc, Mỹ đã chậm chân so với Nga và Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí siêu thanh. Nga đã triển khai tên lửa siêu thanh Avangard có khả năng đạt vận tốc tối đa Mach 27 trong tháng 12/2019, chỉ 2 tháng sau khi Trung Quốc công bố tên lửa siêu thanh DF-17.

Hà Linh/Báo Tin tức
Mỹ: Triều Tiên có khả năng tự sản xuất động cơ tên lửa
Mỹ: Triều Tiên có khả năng tự sản xuất động cơ tên lửa

Ngày 15/8, các quan chức tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên có khả năng sản xuất những động cơ tên lửa và các thông tin tình báo nhận định rằng Bình Nhưỡng không cần dựa vào việc nhập khẩu động cơ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN