Trung Quốc mở rộng căn cứ không quân gần biên giới Ấn Độ

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng một căn cứ không quân ở vùng núi Tây Tạng, cách nơi tranh chấp biên giới với Ấn Độ hơn 200 km.

Chú thích ảnh
Trung Quốc mở rộng sân bay gần Ấn Độ. Ảnh: Chinamil

Theo hãng tin Sputnik, hình ảnh vệ tinh do Đài truyền hình New Delhi (NDTV) của Ấn Độ thu được cho thấy một dự án xây dựng khổng lồ tại sân bay Ngari Gunsa, phía Tây của Tây Tạng, cách hồ Pangong, nơi các lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ đụng độ hồi tháng này chỉ 206 km.

Bức ảnh đầu tiên được chụp hôm 6/4 cho thấy sân bay Ngari Gunsa chỉ có một đường băng và nhà ga đón khách nhỏ, thậm chí không có đường lăn và đường băng chính. Tuy nhiên, trong bức ảnh vệ tinh được chụp ngày 21/5 - 6 tuần sau đó - diện tích sân bay đã tăng gấp đôi. Không chỉ xuất hiện một dự án xây dựng khổng lồ ở phía Bắc của nhà ga, phía Nam sân bay cũng đang thi công, dường như là một đường lăn hoặc một được băng.

Chú thích ảnh
Ảnh vệ tinh sân bay Ngari Gunsa từ 6/4 đến 21/5 có sự khác biệt. Ảnh: NDTV.

Được biết, sân bay Ngari Gunsa được Trung Quốc sử dụng cho 2 mục đích, bao gồm phục vụ cả các chuyến bay dân sự và nhu cầu của Không quân Quân giải phóng Nhân dân (PLAAF). Với độ cao hơn 4.200 mét so với mực nước biển, đây cũng là một trong những sân bay cao nhất thế giới. Sân bay này có thể gây khó khăn cho phi công khi cất cánh hoặc hạ cánh trong không khí loãng. 

Một cựu phi công của Không quân Ấn Độ cho rằng các máy bay chiến đấu J-11 và J-16 của Trung Quốc sẽ không thể chịu đựng ở độ cao đó nhiều hơn 1 giờ đồng hồ. 

Việc xây dựng diễn ra trong bối cảnh các cuộc đụng độ nổ ra tại đường kiểm soát thực tế - biên giới trên thực tế giữa các khu vực ở Jammu và Kashmir mà Ấn Độ và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. 

Đầu tháng này, vụ xả súng giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc gần hồ Pangong đã gây ra một số thương tích nghiêm trọng cho cả hai bên. Hai bên đã tăng cường lực lượng đến nhiều khu vực cũng như các biên giới khác, từ bang Uttarakhand đến miền Nam Ấn Độ.

Năm 2017, một cuộc đụng độ khác giữa New Delhi và Bắc Kinh cũng đã xảy ra ở phía Đông Tây Tạng, trên cao nguyên được người Ấn Độ gọi là Doklam và Trung Quốc gọi là Donglang, khi Trung Quốc đã xây dựng một con đường cao tốc tại vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai quốc gia.

Hải Vân/Báo Tin tức
Apple có kế hoạch chuyển 20% công suất sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ
Apple có kế hoạch chuyển 20% công suất sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ

Trang mạng Times Now ngày 11/5 đưa tin gã khổng lồ công nghệ Apple có kế hoạch chuyển gần 20% công suất sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN