Chất lượng không khí đô thị của Mỹ cải thiện trong đại dịch COVID-19

Theo đánh giá sơ bộ của phòng thí nghiệm Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, chất lượng không khí tại nước này đã cải thiện đáng kể từ khi phong tỏa vì COVID-19.
Chất lượng không khí đô thị của Mỹ cải thiện trong đại dịch COVID-19 ảnh 1Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 22/3/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo đánh giá sơ bộ của phòng thí nghiệm Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, chất lượng không khí tại nước này đã cải thiện đáng kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến đường phố vắng bóng phương tiện giao thông.

Điều này mang tới một cái nhìn tương lai về một bầu không khí sạch hơn đi cùng với đó có thể là một mạng lưới phương tiện giao thông chạy bằng điện, thân thiện với môi trường.

Trong nghiên cứu mang tên "Chất lượng không khí nhờ COVID-19," nhóm nhà khoa học NOAA đã sử dụng các vệ tinh, máy bay cùng các thiết bị giám sát mặt đất để thu thập số liệu và so sánh giữa chỉ số ô nhiễm không khí những năm trước đây với chỉ số thu được trong thời gian nước Mỹ áp dụng biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

[Chất lượng không khí những ngày giãn cách xã hội thay đổi thế nào?]

Kết quả cho thấy khi các phương tiện giao thông tạm ngừng hoạt động do lệnh phong tỏa, lượng phát thải khí nitrogen oxide (NO) gây khói bụi đã giảm 25-30%, cùng với đó các hợp chất dễ bay hơi và khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng giảm đáng kể tại cả khu vực Đông Bắc nơi tập trung đông dân cư cũng như các khu đô thị ở bang Colorado, miền Tây nước này.

NOAA cho biết nghiên cứu lần này tập trung vào 2 khu vực riêng biệt nói trên tại Mỹ, qua đó cung cấp một cái nhìn sơ bộ về tương lai tiềm tàng của chất lượng không khí thành thị nhờ việc điện khí hóa liên tục mạng lưới phương tiện giao thông tại nước này.

Lấy ví dụ điển hình tại tuyến cao tốc I-95 nối từ thành phố Boston đến thủ đô Washington, các nhà nghiên cứu NOAA nhận thấy khí NO giảm 25%-30%, trong khi khí carbon dioxide (CO2) giảm 15%-20% nhờ lưu lượng giao thông giảm khoảng một nửa so với mức thông thường.

Theo Cơ sở dữ liệu phát thải cho Nghiên cứu Khí quyển toàn cầu (EDGAR) của Mỹ, phương tiện giao thông vốn là nguồn chiếm khoảng 43% trong tổng lượng khí thải NO và 29% trong tổng lượng khí CO2 tại Mỹ.

Phòng nghiên cứu Hệ Trái Đất của NOAA cũng chỉ ra rằng chỉ số tích tụ các hợp chất dễ bay hơi đo được trong tháng 4 vừa qua tại các thành phố đông dân cư nhất của bang Colorado đã giảm 50% so với tháng 4/2018.

Lượng carbon monoxide (CO) và NO cũng giảm khoảng 30% so với chỉ số trung bình hàng tháng đo được trong giai đoạn 2010-2019. NO và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là những thành phần chính của tầng ozone và các hạt vật chất - yếu tố gây khói mù đô thị đe dọa tới sức khỏe con người.

Nhà nghiên cứu Xinrong Ren làm việc tại Phòng Nghiên cứu Tài nguyên không khí của NOAA ở Maryland nhận xét: "Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học từ quyết định đóng cửa lần này."

Ông cũng bày tỏ hy vọng các khu vực thành thị của Mỹ sẽ chứng kiến tín hiệu tích cực tương tự với chất lượng không khí được cải thiện nếu một nửa số ô tô chạy bằng điện và thêm nhiều người tiếp tục làm việc từ nhà.

Trong khi đó, NOAA cho biết sẽ tiếp tục giám sát vấn đề phát thải khí trong mùa Hè năm nay khi các bang và các thành phố nối lại hoạt động kinh doanh, thông qua đó có thể xác định rõ hơn nữa tác động của lưu lượng giao thông tới chất lượng không khí.

Không chỉ tại Mỹ, nhiều khu vực khác trên thế giới trong cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng ghi nhận chất lượng không khí cải thiện đáng kể, trong đó có thành phố New Delhi của Ấn Độ và các khu công nghiệp ở miền Bắc Trung Quốc./.

Năm ngoái, một lần nữa, Ấn Độ lại đứng đầu danh sách những địa điểm ô nhiễm nhất thế giới, với 14 trong số 20 thành phố có chất lượng không khí ở mức nguy hiểm. Nhưng năm nay, sau một thời gian dài thực hiện hạn chế xã hội, sông Yamuna ở New Delhi, Ấn Độ, trong bức ảnh được chụp vào ngày 8/4/2020 (dưới), đã khác hoàn toàn với bức ảnh chụp ngày 21/3/2018. (Nguồn: boredpanda.com)
Năm ngoái, một lần nữa, Ấn Độ lại đứng đầu danh sách những địa điểm ô nhiễm nhất thế giới, với 14 trong số 20 thành phố có chất lượng không khí ở mức nguy hiểm. Nhưng năm nay, sau một thời gian dài thực hiện hạn chế xã hội, sông Yamuna ở New Delhi, Ấn Độ, trong bức ảnh được chụp vào ngày 8/4/2020 (dưới), đã khác hoàn toàn với bức ảnh chụp ngày 21/3/2018. (Nguồn: boredpanda.com)
Bức ảnh chụp New Delhi, Ấn Độ, ngày 8/11/2018 và 8/4/2020. Lệnh giới nghiêm tại quốc gia 1,3 tỷ dân này có vẻ đã có tác động tích cực đến chất lượng không khí, khi hầu hết các nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng đóng cửa, các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng ngừng hoạt động. (Nguồn: boredpanda.com)
Bức ảnh chụp New Delhi, Ấn Độ, ngày 8/11/2018 và 8/4/2020. Lệnh giới nghiêm tại quốc gia 1,3 tỷ dân này có vẻ đã có tác động tích cực đến chất lượng không khí, khi hầu hết các nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng đóng cửa, các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng ngừng hoạt động. (Nguồn: boredpanda.com)
Nồng độ bụi mịn tại New Delhi, Ấn Độ, đã giảm 71% trong một tuần. Hình ảnh các trụ điện ở New Delhi, Ấn Độ, được chụp vào ngày 30/10/2019 (trên) và ngày 13/4/2020 (dưới).(Nguồn: boredpanda.com)
Nồng độ bụi mịn tại New Delhi, Ấn Độ, đã giảm 71% trong một tuần. Hình ảnh các trụ điện ở New Delhi, Ấn Độ, được chụp vào ngày 30/10/2019 (trên) và ngày 13/4/2020 (dưới).(Nguồn: boredpanda.com)
Kênh đào Grand ở Venice, Italy, được chụp vào ngày 6/1/2018 (trên) trở nên rõ ràng hơn trong bức ảnh chụp ngày 17/4/2020 (dưới). Theo thị trưởng thành phố, lưu lượng tàu bè qua lại ít hơn khiến cho trầm tích và cặn bùn đã lắng lại dưới đáy sông. (Nguồn: boredpanda.com)
Kênh đào Grand ở Venice, Italy, được chụp vào ngày 6/1/2018 (trên) trở nên rõ ràng hơn trong bức ảnh chụp ngày 17/4/2020 (dưới). Theo thị trưởng thành phố, lưu lượng tàu bè qua lại ít hơn khiến cho trầm tích và cặn bùn đã lắng lại dưới đáy sông. (Nguồn: boredpanda.com)
Milan được mệnh danh là thành phố ô nhiễm nhất châu Âu năm 2008. Sự khác biệt bất ngờ giữa bức ảnh chụp thành phố ngày 17/4/2020 (dưới) và bức ảnh chụp 4 tháng trước đó đã khiến thành phố đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng về việc giảm bớt mật độ xe hơi sau khi đại dịch kết thúc. (Nguồn: boredpanda.com)
Milan được mệnh danh là thành phố ô nhiễm nhất châu Âu năm 2008. Sự khác biệt bất ngờ giữa bức ảnh chụp thành phố ngày 17/4/2020 (dưới) và bức ảnh chụp 4 tháng trước đó đã khiến thành phố đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng về việc giảm bớt mật độ xe hơi sau khi đại dịch kết thúc. (Nguồn: boredpanda.com)
Được mệnh danh là thủ đô ô nhiễm thứ năm trên thế giới, nhưng chất lượng không khí tại Jakarta, Indonesia, đã được cải thiện kể từ khi các lệnh hạn chế xã hội được ban hành vào cuối tháng Ba. Bức ảnh chụp đường chân trời Jakarta vào ngày 4/7/2019 (trên) và ngày 16/4/2020 (dưới). (Nguồn: boredpanda.com)
Được mệnh danh là thủ đô ô nhiễm thứ năm trên thế giới, nhưng chất lượng không khí tại Jakarta, Indonesia, đã được cải thiện kể từ khi các lệnh hạn chế xã hội được ban hành vào cuối tháng Ba. Bức ảnh chụp đường chân trời Jakarta vào ngày 4/7/2019 (trên) và ngày 16/4/2020 (dưới). (Nguồn: boredpanda.com)
Jakarta được biết đến như là một trong những thành phố nhiều khói bụi nhất trên thế giới. Nhưng bức ảnh chụp một chiếc thuyền gỗ đổ nát vào 26/7/2018 (trên) và ngày 16/4/2020 (dưới) lại gần như khác nhau hoàn toàn. (Nguồn: boredpanda.com)
Jakarta được biết đến như là một trong những thành phố nhiều khói bụi nhất trên thế giới. Nhưng bức ảnh chụp một chiếc thuyền gỗ đổ nát vào 26/7/2018 (trên) và ngày 16/4/2020 (dưới) lại gần như khác nhau hoàn toàn. (Nguồn: boredpanda.com)
Điểm Daman-e-Koh ở Islamabad, Pakistan, được chụp vào ngày 3/8/2017 (trên) và 20/4/2020 (dưới) cho thấy sự cải thiện đáng kể của tầm nhìn. (Nguồn: boredpanda.com)
Điểm Daman-e-Koh ở Islamabad, Pakistan, được chụp vào ngày 3/8/2017 (trên) và 20/4/2020 (dưới) cho thấy sự cải thiện đáng kể của tầm nhìn. (Nguồn: boredpanda.com)
Thành phố Los Angeles, California, Mỹ, luôn được coi là nơi ô nhiễm với khó mù và mật độ giao thông dày đặc. Nhưng bức ảnh chụp ngày 14/4/2020 với dãy núi San Gabriel phía xa kia đã chứng tỏ cảnh quan sẽ trở nên đẹp đẽ tới mức nào khi lượng máy bay trên bầu trời và ôtô dưới mặt đất giảm hẳn đi do lệnh phong tỏa. (Nguồn: boredpanda.com)
Thành phố Los Angeles, California, Mỹ, luôn được coi là nơi ô nhiễm với khó mù và mật độ giao thông dày đặc. Nhưng bức ảnh chụp ngày 14/4/2020 với dãy núi San Gabriel phía xa kia đã chứng tỏ cảnh quan sẽ trở nên đẹp đẽ tới mức nào khi lượng máy bay trên bầu trời và ôtô dưới mặt đất giảm hẳn đi do lệnh phong tỏa. (Nguồn: boredpanda.com)
Đài tưởng niệm chiến tranh India Gate tại Ấn Độ trong bức ảnh chụp ngày 17/10/2019 và 8/2/2020, 21 ngày sau lệnh phong tỏa. (Nguồn: boredpanda.com)
Đài tưởng niệm chiến tranh India Gate tại Ấn Độ trong bức ảnh chụp ngày 17/10/2019 và 8/2/2020, 21 ngày sau lệnh phong tỏa. (Nguồn: boredpanda.com)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục