Châu Á nhiều lựa chọn để bất ổn toàn cầu không hủy hoại tăng trưởng

Các nhà hoạch định chính sách ở châu Á và Thái Bình Dương có nhiều sự lựa chọn để đảm bảo tình trạng bất ổn toàn cầu ngày càng tăng sẽ không hủy hoại hàng thập kỷ tăng trưởng.
Châu Á nhiều lựa chọn để bất ổn toàn cầu không hủy hoại tăng trưởng ảnh 1Kiểm đồng rupee tại một ngân hàng ở Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà hoạch định chính sách ở châu Á và Thái Bình Dương có nhiều sự lựa chọn để đảm bảo tình trạng bất ổn toàn cầu sẽ không hủy hoại hàng thập kỷ tăng trưởng.

Tình trạng bất ổn toàn cầu hiện đang ngày càng gia tăng do kế hoạch bình thường hóa chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế phát triển và tình trạng leo thang căng thẳng thương mại.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra nhận định trên trong báo cáo cập nhật về Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2018 được công bố ngày 26/9.

Báo cáo xác định một số yếu tố rủi ro mới nổi có thể làm suy yếu sự ổn định bao gồm mức độ nợ tăng cao, dòng vốn dễ bốc hơi, tiền tệ mất giá mạnh, giá nhà cao và sự lan truyền các bệnh dịch nguy hiểm. Tài liệu này lưu ý các chính sách tài chính ngược chu kỳ có thể giúp ổn định nền kinh tế song đòi hỏi dư địa tài khóa dồi dào.

Bên cạnh việc giảm nợ hoặc mở rộng cơ sở tính thuế, báo cáo cho rằng các chính phủ có thể đầu tư vào các danh mục dự trữ tài khóa chống rủi ro chu kỳ, như các quỹ tài sản được quản lý hiệu quả tại các nền kinh tế giàu tài nguyên và trong các mạng lưới an sinh xã hội, để bảo vệ những cộng đồng dễ bị tổn thương.

[ADB hạ dự báo tăng tưởng kinh tế năm 2019 của các nước châu Á]

Cũng theo bản báo cáo, chính sách tiền tệ nên chú ý tới chu kỳ tín dụng cũng như chu kỳ kinh doanh bởi hai chu kỳ này không phải lúc nào cũng trùng khớp. Một tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn có thể giúp các nền kinh tế chống lại những cú sốc bất lợi bên ngoài, tuy nhiên giới chức tiền tệ có thể vẫn phải hành động để giải quyết các biến động lớn. Báo cáo cũng cho rằng một lựa chọn khác là áp đặt quyền kiểm soát đối với dòng vốn, qua đó có thể làm giảm sức ép đối với tỷ giá hối đoái.

Ngoài các lựa chọn trên, báo cáo cho rằng các biện pháp củng cố kinh tế vĩ mô và các nguyên tắc cơ bản khác vẫn rất quan trọng. Tài liệu này nhấn mạnh cần tiếp tục những nỗ lực nhằm đảm bảo chính sách tài khóa vững chắc, các ngân hàng trung ương độc lập tham gia vào việc điều phối chính sách trong nước, các khu vực tài chính, các cải cách cơ cấu theo hướng thị trường và mạng lưới an sinh xã hội phù hợp.

Theo nhà kinh tế hàng đầu của ADB, Yasuyuki Sawada, mặc dù khu vực châu Á đã phát triển phồn thịnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây 20 năm, song những thách thức mới vẫn đặt ra những mối đe dọa đối với khả năng phục hồi và tăng trưởng trong khu vực.

Chuyên gia này cho rằng những yếu tố dễ bị tổn thương có thể được giải quyết nếu được theo dõi chặt chẽ và các chính sách xử lý những vấn đề này được thiết kế và triển khai hiệu quả./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục