Cách bệnh nhân COVID-19 tại Trung Quốc vượt qua khủng hoảng tâm lý

Với mã QR được cung cấp, các bệnh nhân và bác sỹ có thể đăng nhập một nhóm trò chuyện trực tuyến WeChat, mà ở đó họ có thể xin tư vấn chuyên gia về những vẫn đề còn vướng mắc.
Cách bệnh nhân COVID-19 tại Trung Quốc vượt qua khủng hoảng tâm lý ảnh 1Bệnh nhân COVID-19 được xuất viện chụp ảnh lưu niệm cùng các nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 10/3/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trước khi bước vào một trung tâm triển lãm, nay đã được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, bác sỹ Tào Vĩ, cẩn thận nhập một mã QR lên bộ quần áo bảo hộ y tế của mình.

Với mã QR được cung cấp, các bệnh nhân và bác sỹ có thể đăng nhập một nhóm trò chuyện trực tuyến WeChat, mà ở đó họ có thể xin tư vấn chuyên gia về những vẫn đề còn vướng mắc.

Với nụ cười hiền, bác sỹ Cao chia sẻ mọi người trong bệnh viện dã chiến gọi nhau là các "mã QR di động" thu hút sự chú ý của các bệnh nhân đang được điều trị cách ly.

Bác sỹ Cao đến từ một bệnh viện tại tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, tình nguyện tới hỗ trợ tâm dịch Vũ Hán ở miền Trung, trong những ngày thành phố này gồng mình chống chọi với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Ở Vũ Hán, ông được điều động tới làm việc tại bệnh viện dã chiến Hanyang, vốn là một trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế, chuyên điều trị cho các ca bệnh nhẹ.

Theo bác sỹ Tào Vĩ, các bệnh nhân được điều trị cách ly để tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình, là những người đặc biệt dễ tổn thương và bên cạnh trị liệu về thể chất họ cần những phương thức trị liệu tinh thần bổ sung.

Bên cạnh mã QR và tên của mình trên bộ đồ bảo hộ y tế, bác sĩ Tào Vĩ còn viết thêm dòng chữ "người Hồ Bắc."

Ông chia sẻ niềm tin rằng dòng "định danh" này sẽ giúp ông thu hẹp khoảng cách với những bệnh nhân.

Một trong những kỷ niệm mà ông nhớ nhất là cuộc nói chuyện với một nữ bệnh nhân có biểu hiện áp lực tâm lý, luôn ngồi một mình và ủ rũ trên giường bệnh.

Ông đã tiếp cận nữ bệnh nhân bằng cách nói rằng là một đồng hương Hồ Bắc, ông cảm nhận được phần nào nỗi buồn phiền của bà.

Từ chỗ lặng lẽ gặm nhấm những tin xấu nhận được từ gia đình, nữ bệnh nhân bắt đầu chia sẻ với người đồng hương về nỗi đau mất mẹ trong dịch bệnh và giờ đây là thông tin con trai của bà cũng được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, ở khoảng cách bắt buộc xa bệnh nhân một mét, bằng tất cả nỗ lực và sự thấu hiểu, trong 3 giờ đồng hồ, vị bác sỹ đã kiên nhẫn lắng nghe những chia sẻ của người bệnh và rồi gần như phải "gào lên" để chắc chắn rằng những lời động viên của mình có thể vượt qua lớp áo bảo hộ và đến được tai bệnh nhân.

Buổi nói chuyện khiến bác sỹ gần như kiệt sức trong hoàn cảnh không được phép uống dù là một chút nước vì phải đảm bảo tận dụng tối đa một bộ đồ bảo hộ trong một ca làm. Sau cuộc nói chuyện, nữ bệnh nhân đã dần phục hồi cả về thể chất và tinh thần.

Trên thực tế để hạn chế tối đa việc phải bỏ đi những bộ đồ bảo hộ y tế khi trang thiết bị y tế khan hiếm, bác sỹ Tào Vĩ và nhiều đồng nghiệp hạn chế ăn uống hay thậm chí là đóng bỉm để không phải đi vệ sinh trong suốt ca.

Khi trở về phòng nghỉ sau ca làm, bác sỹ Tào Vĩ tiếp tục trò chuyện với các bệnh nhân trên nhóm WeChat. Đó là lúc ông giải đáp những thắc mắc của từng bệnh nhân về kết quả xét nghiệm acid nucleic của bệnh nhân và về việc họ có cần phải đeo khẩu trang khi ngủ hay không.

Đại diện bệnh viên Hanyang cho biết với việc thành lập nhóm trò chuyện trực tuyến, các bác sỹ có thêm các thông tin chi tiết về tình hình bệnh nhân, từ đó điều chỉnh pháp đồ điều trị và dịch vụ tư vấn cho từng người.

Với các bác sỹ, đôi khi những lời chia sẻ lại có tác dụng tốt hơn cả thuốc, các bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn nếu các bác sĩ có sự can thiệp về mặt tinh thần phù hợp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục