Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường đối thoại với nhân dân

Ngày 24/9, Tỉnh ủy Bình Dương sơ kết 5 năm (2013-2018) thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 13/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết số 25).

Chú thích ảnh
Các tập thể và cá nhân nhận bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương. 

Tại Bình Dương, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25, nhận thức, tư tưởng và phương pháp làm việc của cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị đã có chuyển biến. Công tác lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền đối với công tác dân vận đã được quan tâm đổi mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng địa phương.

Thông qua việc cải cách hành chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được thực hiện theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện cho người dân. Mô hình “Chính quyền thân thiện của dân, do dân, vì dân”, “Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ” được người dân, doanh nghiệp đồng tình và được nhân dân và doanh nghiệp trong trên địa bàn đánh giá cao.

Sự phối hợp của các ban, ngành với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng tốt hơn và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân; từ đó vận động được đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tiếp tục tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở địa phương.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương Phạm Văn Cành nhấn mạnh, dân vận và công tác dân vận có ý nghĩa chiến lược quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị các cấp ủy Đảng tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận; quán triệt nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về dân vận.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân và lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị, đơn, thư khiếu nại của nhân dân. Công tác dân vận tập trung hướng đến cơ sở, người lao động trong các khu, cụm xí nghiệp, nhà máy. Các cuộc đối thoại với người dân và doanh nghiệp cần được tổ chức một cách thường xuyên và bài bản hơn.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tiếp tục nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực đời sống; các phong trào “Toàn dân xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân xây dựng đô thị văn minh hiện đại”, nhằm tạo chuyển biến tốt và có sức lan tỏa trong thực tế. Song song đó, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện công tác dân vận tại các cơ quan, đơn vị cơ sở để kịp thời đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp trong việc thực hiện công tác dân vận.

Dịp này, 26 tập thể và 47 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 25 đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Tin, ảnh: Nguyễn Văn Việt (TTXVN)
Chủ tịch nước: Hưng Yên cần tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng
Chủ tịch nước: Hưng Yên cần tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng

Chiều 27/7, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Đoàn công tác đã về thăm và làm việc tại tỉnh Hưng Yên; dâng hương, dâng hoa tại các di tích lịch sử - cách mạng và thăm, tặng quà gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN