Phi công máy bay do thám Mỹ sử dụng hệ thống định vị của Trung Quốc

Phi công máy bay do thám của Mỹ đã sử dụng hệ thống vệ tinh định vị của Trung Quốc để hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) khi làm nhiệm vụ.

Chú thích ảnh
Máy bay do thám U-2 “Dragon Lady”. Ảnh: SCMP

Hệ thống vệ tinh định vị thế hệ hai của Trung Quốc có tên Beidou đã cung cấp các dịch vụ toàn cầu từ cuối năm 2018. Hệ thống vệ tinh định vị được bổ sung thêm “nhân lực” dự kiến đi vào hoạt động hoàn thiện từ cuối 2020.

Tướng Không quân Mỹ James Holmes phát biểu tại một hội nghị ở Washington ngày 4/3: “Phi công U-2 thường bay cùng GPS nhưng cũng sử dụng cả Beidou và hệ thống của Nga, châu Âu”.

Sự lựa chọn hàng đầu của các phi công máy bay do thám U-2 “Dragon Lady” là GPS. Trong khi đó, Beidou và Glonass (Nga) cùng Galileo (châu Âu) là lựa chọn thay thế trong trường hợp GPS không khả dụng.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời nhà phân tích quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh cho biết Beidou là một hệ thống mở có thể dễ dàng tiếp cận. Beidou không kiểm soát tín hiệu từ các vệ tinh.

Bên cạnh đó, chuyên gia Zhou nhận định khó có khả năng chính phủ Trung Quốc có thể định vị hoặc theo dõi con chip của Beidou trên U-2.

Bắc Kinh phát triển hệ thống vệ tinh định vị dành cho mục đích quân sự và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - trước đây phụ thuộc vào GPS.

Nhưng gần đây, Beidou được mở rộng sử dụng dành cho mục đích thương mại trên toàn cầu. Một khi hoạt động hết công suất với vệ tinh mới được triển khai, Beidou dự kiến có mức độ chính xác khoảng 10cm, trong khi GPS vẫn là 30cm.

Beidou còn có tính năng tin nhắn ngắn, do vậy tạo điều kiện liên kết quy mô lớn giữa các cá nhân và nhóm người sử dụng.

Hà Linh/Báo Tin tức
Trung Quốc dự định lắp vũ khí laser lên chiến đấu cơ
Trung Quốc dự định lắp vũ khí laser lên chiến đấu cơ

Trung Quốc có thể bổ sung vũ khí laser mới vào các máy bay quân sự của nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN