Thế giới biến động

ttxvn2101ng-1579594882-29.jpg

“Thế giới biến động và dự cảm cho Việt Nam” là tựa đề bài viết của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn viết riêng cho cuốn sách “Dự báo 2020: Phá hủy/Tái thiết” do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xuất bản, mua bản quyền nội dung của tổ chức truyền thông quốc tế Project Syndicate.

Báo điện tử VietnamPlus xin trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:

Năm 2019 vừa đi qua với những sự kiện lớn cả trong và ngoài nước. Việt Nam cũng vừa đón chào năm 2020 với niềm tin và hy vọng mới. Đây là thời điểm cùng nhìn lại tình hình môi trường quốc tế, khu vực và đánh giá, dự báo tình hình cũng như suy nghĩ về những dự định cho năm mới.

Đối với Việt Nam, năm 2019 có ý nghĩa quan trọng, năm kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong và ngoài nước nhằm nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (phải, hàng thứ 2, bên trái) dẫn đầu vui mừng sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (phải, hàng thứ 2, bên trái) dẫn đầu vui mừng sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong khi đó, nhìn lại năm 2019 vừa qua, bức tranh toàn cảnh thế giới và các khu vực có những mảng sáng tối đan xen, có cả những thay đổi bước ngoặt, nhưng nổi lên là những diễn biến phức tạp và bất ổn hơn cả về kinh tế và chính trị-an ninh, trong đó phải kể đến:

Năm 2019 có ý nghĩa quan trọng, năm kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo,môi trường hòa bình, nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020.

Thứ nhất, kinh tế thế giới sau 10 năm phục hồi và tăng trưởng tích cực, đang có dấu hiệu chậm lại trong môi trường quốc tế chuyển biến nhanh chóng, phức tạp có nhiều bất trắc. Nhiều đánh giá đã chỉ ra rằng có tới 90% số nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống 2,9%-3%; đồng thời cho rằng thế giới đang đối mặt với 4 “đám mây đen” là cọ xát thương mại Mỹ-Trung, tiến trình Brexit kéo dài, sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc và áp lực buộc các nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ-tài khóa.

Một số nhà nghiên cứu còn đánh giá tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm qua đang ở trạng thái “4 thấp”: tăng trưởng thấp, thương mại và đầu tư thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp.

Thứ hai, mặc dù kinh tế và thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại và chịu sức ép từ trào lưu bảo hộ, dân tộc chủ nghĩa và dân túy, nhưng trong năm qua, các liên kết kinh tế vẫn được thúc đẩy.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ 8, bên phải) và lãnh đạo các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ 3 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 4/11/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ 8, bên phải) và lãnh đạo các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ 3 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 4/11/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Có thể kế đến việc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được triển khai hiệu quả, các nước đạt thỏa thuận kết thúc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Khu vực tự do mậu dịch châu Phi (AfFTA) ra đời, các sáng kiến liên kết như Vành đai-Con đường, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, hàng loạt thỏa thuận thương mại song phương và đa phương giữa các nước được thúc đẩy mạnh mẽ, tạo động lực mới cho tăng trưởng toàn cầu và các khu vực.

Thứ hai, mặc dù kinh tế và thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại và chịu sức ép từ trào lưu bảo hộ, dân tộc chủ nghĩa và dân túy, nhưng trong năm qua, các liên kết kinh tế vẫn được thúc đẩy.

Có thể kế đến việc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được triển khai hiệu quả, các nước đạt thỏa thuận kết thúc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Khu vực tự do mậu dịch châu Phi (AfFTA) ra đời, các sáng kiến liên kết như Vành đai-Con đường, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, hàng loạt thỏa thuận thương mại song phương và đa phương giữa các nước được thúc đẩy mạnh mẽ, tạo động lực mới cho tăng trưởng toàn cầu và các khu vực.

Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Đoàn xe đưa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un di chuyển qua Quảng trường Cách mạng Tháng Tám để đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, ngày 28/2/2019. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Đoàn xe đưa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un di chuyển qua Quảng trường Cách mạng Tháng Tám để đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, ngày 28/2/2019. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Thứ ba, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến môi trường kinh tế quốc tế và quan hệ quốc tế, đặt ra cơ hội và thách thức đan xen cho tất cả các quốc gia.

Không ngày nào chúng ta không chứng kiến những tiến bộ vượt bậc về công nghệ trên mọi lĩnh vực tác động đến đời sống. Công nghệ dữ liệu, kinh tế số, an ninh mạng đang trở thành chủ đề nổi bật tại các diễn đàn đa phương và hợp tác kinh tế quốc tế.

Đồng thời, công nghệ cũng đặt ra những vấn đề rất mới và phức tạp đối với nhiều nước. Trong thế giới ngày nay, công nghệ cao đã trở thành động lực chính cho tăng trưởng của mỗi nền kinh tế. Ai làm chủ được công nghệ cao sẽ nắm lợi thế trong cuộc cạnh tranh quyết liệt về sức mạnh tổng hợp cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Chính vì vậy trong năm qua, công nghệ đã trở thành tiêu điểm trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, kéo theo tác động đến quan hệ giữa nhiều quốc gia với nhau.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội ngày 28/2/2019. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội ngày 28/2/2019. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Thứ tư, tình hình nhiều nước, trong đó có các đối tác quan trọng của ta, đều chứng kiến những diễn biến mới, phức tạp hơn, nhất là tăng trưởng kinh tế giảm sút, chia rẽ trong chính trị nội bộ dưới tác động của trào lưu dân tộc chủ nghĩa và dân túy, tư tưởng hoài nghi, chống hội nhập, sự ủng hộ dành cho lãnh đạo một số nước cũng suy giảm.

Những khó khăn về nội bộ như vậy không khỏi có những tác động đến quyết sách đối ngoại của nhiều nước, và do vậy cũng tác động đến tình hình thế giới và nhiều khu vực.

Thứ năm, các nước lớn gia tăng cọ xát, cạnh tranh ảnh hưởng. Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển sang một giai đoạn mới toàn diện hơn trước, thể hiện cả ở sự leo thang chiến tranh thương mại cũng như gia tăng căng thẳng về các vấn đề an ninh khu vực.

Tuy hai nước đạt được thỏa thuận giai đoạn một, nhưng không ai có thể khẳng định cuộc chiến thương mại giữa hai bên đến đây sẽ dừng lại. Quan hệ Mỹ-Nga, Nga-Trung, Nga-EU, Nhật-Hàn đều có những diễn biến mới đáng chú ý.

Từ trái sang: Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trước vòng đàm phán thương mại ở Bắc Kinh ngày 14/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Từ trái sang: Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trước vòng đàm phán thương mại ở Bắc Kinh ngày 14/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bên cạnh đó, các nước lớn vẫn duy trì đối thoại và hợp tác trên những lĩnh vực chia sẻ lợi ích chung. Cạnh tranh giữa các nước lớn cũng đang tác động mạnh đến vai trò của các thể chế đa phương quốc tế và khu vực cũng như hiệu lực của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới. Các nước vừa và nhỏ nhìn chung đều lo ngại và bất an trước một cục diện như vậy.

Tập hợp lực lượng và ứng xử trong quan hệ quốc tế ngày càng mang tính thực tế, thực dụng và linh hoạt, trong đó mỗi nước đều phải coi lợi ích quốc gia-dân tộc là tiêu chí cao nhất và mang tính quyết định trong mọi quyết sách đối nội cũng như đối ngoại.

Thứ sáu, nhiều điểm nóng trên thế giới đang có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn. Tình hình Biển Đông trở nên khó lường và căng thẳng trước những hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế, làm tổn hại đến chủ quyền, lãnh thổ, an ninh và an toàn hàng hải của các nước ven biển.

Trong ảnh (tư liệu): Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên ngày 24/4/2016. (Ảnh:EPA/TTXVN)
Trong ảnh (tư liệu): Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên ngày 24/4/2016. (Ảnh:EPA/TTXVN)

Tiến trình đối thoại liên quan đến bán đảo Triều Tiên gặp trắc trở. Các điểm nóng tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, nhất là trong quan hệ giữa Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Syria, Israel, Palestine… kéo dài suốt cả năm 2019 và sẽ còn diễn biến căng thẳng trong năm 2020 này.

Đi kèm với chiều hướng đó là các bất ổn xã hội bùng phát và kéo dài dẫn đến tình trạng bất ổn trong nội bộ nhiều quốc gia và khu vực, trong đó có Hong Kong (Trung Quốc), một số nước Mỹ Latinh (tại Venezuela, Brazil, Peru, Ecuador, Colombia, Chile), Trung Đông – Bắc Phi (Algeria, Sudan, Iran, Iraq, Liban), một số nước châu Âu (như Pháp). Có nơi nhiều cuộc biểu tình mang tính bạo lực, thậm chí bạo loạn.

Đáng chú ý, những bất ổn nói trên nổi lên ở cả những nước đang phát triển và nước phát triển, đối tượng đấu tranh nhằm vào cả chính quyền cánh tả và cánh hữu, với những nguyên nhân rất phức tạp và nhiều chiều, cả chủ quan và khách quan, cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

Thứ bảy, có thể nói hiếm có năm nào các nguy cơ an ninh phi truyền thống như thiên tai, biến đối khí hậu, nước biển dâng, an ninh nguồn nước tại khu vực châu Á (nhất là lưu vực sông Mekong), cháy rừng tại Australia, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng của dịch bệnh tại nhiều nước khu vực… lại trầm trọng, diễn biến nhanh và tác động mạnh như vậy đến các nước.

Nếu không có sự chia sẻ nhận thức chung, phối hợp chặt chẽ và chung tay hành động thì những nguy cơ này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến ổn định chính trị, kinh tế và xã hội của các khu vực và các nước.

Tuy nhiên, dù bối cảnh quốc tế đang diễn biến phức tạp như vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế và nguyện vọng chung, không nước nào có lợi ích trong một cục diện căng thẳng đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát, bùng nổ thành xung đột trên diện rộng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Các nước cạnh tranh với nhau song cũng có nhu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu tác động chung đến nhân loại, và đều tìm cách tranh thủ môi trường hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển, tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mạnh mẽ tương quan so sánh sức mạnh giữa các nước.

Trong bối cảnh đó, mặc dù không nằm ngoài những xu hướng địa chính trị và địa kinh tế phức tạp trên toàn thế giới, nhưng nhìn chung châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất, thu hút quan tâm và ngày càng trở thành ưu tiên của các nước lớn.

Tăng trưởng kinh tế khu vực đạt mức trên 5%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả thế giới. Trong xu hướng thúc đẩy các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực thì châu Á-Thái Bình Dương cũng đang là đầu tầu.

Các sáng kiến khu vực của Trung Quốc và Mỹ được thúc đẩy triển khai một cách toàn diện hơn, chú trọng đến các nội hàm kinh tế, cơ sở hạ tầng chất lượng cao và quan tâm hơn đến các tiêu chuẩn lao động, môi trường, xã hội…

Hồ Gươm. (Ảnh: Đình Na/TTXVN)
Hồ Gươm. (Ảnh: Đình Na/TTXVN)

Khu vực Đông Nam Á nhìn chung vẫn ổn định hơn nhiều nơi khác trên thế giới và đang đứng trước những thuận lợi căn bản: quy mô kinh tế số của ASEAN lần đầu tiên chạm ngưỡng 100 tỷ USD, tăng 72 tỷ USD so với năm 2018, trong đó Indonesia và Việt Nam là hai nước tăng trưởng nhanh nhất.

Công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tựu chung lại, có thể nói, môi trường chiến lược của Việt Nam năm 2019 nổi lên nhiều yếu tố phức tạp, bất ổn hơn năm 2018 và dự báo năm 2020 sẽ còn phức tạp hơn. Môi trường quốc tế tiếp tục chuyển biến nhanh, cơ hội và thách thức đan xen. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động, các nước đều muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam.

Tuy nhiên, thách thức là không nhỏ, tác động nhiều chiều đến môi trường an ninh, phát triển của Việt Nam. Việt Nam cần nhìn nhận đúng đắn để thấy rằng những thời cơ và thách thức nêu trên đan xen và có thể chuyển hóa cho nhau.

Chính với tinh thần chủ động nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức mà năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn về đối ngoại. Công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, đưa các mối quan hệ với các nước láng giềng khu vực, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, triển khai mạnh mẽ đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế, đóng góp trực tiếp và có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.

Ngày 18/12/2019, tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ David Stilwell nhân dịp chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ (12/7/1995-12/7/2020). (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Ngày 18/12/2019, tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ David Stilwell nhân dịp chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ (12/7/1995-12/7/2020). (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)