Điều gì xảy ra khi Nga đưa tên lửa siêu vượt âm Avangard vào trực chiến

Việc Nga đưa đầu đạn siêu vượt âm Avangard vào trực chiến đồng nghĩa rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu hiện đã lỗi thời. Và Washington có thể phải đầu tư vô số tiền để đuổi kịp Moskva. 

Chú thích ảnh
Ảnh: Sputnik

Kênh truyền hình RT đưa tin đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 27/12 cho thấy các đầu đạn siêu vượt âm Avangard đã được nạp vào trong tên lửa phóng từ hầm ngầm. Hiện tại, Avangard sẽ được gắn vào tên lửa đạn đạo UR-100N cho đến khi RS-28 Sarmat được đưa vào phiên chế. 

Trong thông báo ngày 27/12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Những trung đoàn tên lửa đầu tiên trang bị hệ thống tên lửa Anvanga chiến lược tân tiến nhất với phương tiện lượn siêu thanh đã được đưa vào hoạt động vào lúc 10h ngày 27/12 theo giờ Moskva". Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin về sự kiện này. (Xem video dưới đây. Nguồn: RT)

Vũ khí siêu vượt âm bay nhanh gấp nhiều lần vận tốc của âm thanh. Avangard - là một trong những vũ khí chiến lược mới nhất được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong bài phát biểu trước Quốc hội Nga hồi tháng 3/2018 – có thể đạt đến vận tốc Mach 27 mà không bị mất kiểm soát hoặc hư hại do nhiệt độ cao hay áp suất lớn. Điều này đồng nghĩa với việc loại vũ khí đáng gờm này có thể qua mặt mọi biện pháp phòng thủ trong giai đoạn tiếp cận, khiến nó “hoàn toàn bất khả xâm phạm đối với bất kỳ hệ thống phòng không hoặc tên lửa nào” theo lời của Tổng thống Putin.

Tướng John Hyten, Chỉ huy Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM), phát biểu trong phiên điều trần tại Thượng viện tháng 3/2018 rằng: “Chúng ta không có bất cứ hệ thống phòng thủ này có thể ngăn chặn loại vũ khí như thế”. 

Trong một động thái thể hiện sự tự tin, tháng trước, Moskva thậm chí còn giới thiệu Avangard với các thanh sát viên Mỹ, nhằm thúc đẩy độ minh bạch trong hoạt động giám sát những vũ khí hạt nhân bị giới hạn trong Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới). Nga đã đề nghị tiếp tục kéo dài START mới sau khi hết hiệu lực vào tháng 2/2021, song phía Washington chưa phản hồi. 

Nga là quốc gia duy nhất đã đưa tên lửa siêu vượt âm và trực chiến, cả Avangard lẫn “người anh em” tầm ngắn hơn và được phóng từ máy bay là Kinzhal. Theo ông chủ Điện Kremlin, các nhà khoa học quân sự Nga đang phát triển hệ thống phòng thủ có thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm này. 

Đầu tuần, ông Putin tuyên bố rằng Nga hiện dẫn trước các nước khác về công nghệ vũ khí, ngược lại với Liên Xô cũ luôn tụt hậu trong Chiến tranh Lạnh. Thay vào đó, Mỹ đang phải đuổi theo Nga. 

Sự tồn tại của đầu đạn siêu vượt âm Avangard cũng đặt thêm sức khẩn cấp vào việc phát triển các máy bay đánh chặn trên không gian có thể tấn công tên lửa trong giai đoạn tăng cường, trước khi các đầu đạn siêu vượt âm có thể được phóng ra. Đây có thể là nhiệm vụ của “Lực lượng không gian” mới thành lập của Mỹ. 

Đó cũng chính là thứ Lầu Năm Góc tưởng tượng vào những năm 1980, khi Tổng thống Ronald Reagan đưa ra sáng kiến “Chiến tranh giữa các vì sao”. Mặc dù nó chưa trở thành thực tế, nhưng sáng kiến của Tổng thống Reagan đã đẩy Liên Xô vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém, cuối cùng dẫn đến phá sản và sụp đổ.

Trong khi giới học giả Nga còn tranh cãi, Moskva đã đưa vũ khí siêu vượt âm vào thử nghiệm. Thứ vũ khí này có thể khiến Washington rơi vào thế chạy đua giống Liên Xô trước đây, đổ các nguồn lực khổng lồ vào quân đội, trong khi nợ quốc gia đã ở mức 23.000 tỷ USD và hơn thế. Càng có thêm lý do để Mỹ suy nghĩ nghiêm túc về việc làm hòa với thế giới, thay vì tranh giành ngôi thống trị. Hiện tại, Nga có ý thức hơn về chi tiêu quân sự, thấp hơn nhiều so với ở Mỹ.

Theo tranh luận của hai nhà khoa học chính trị Sergey Karaganov và Dmitry Suslov trên tạp chí Global Affairs, Moskva đã được đảm bảo về sức mạnh răn đe hạt nhân trong ít nhất 10 – 15 năm tới. Hay nói cách khác, chiến tranh hạt nhân toàn cầu ít khả năng xảy ra, ít nhất trong quãng thời gian sắp tới. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh-5 mang vệ tinh viễn thông
Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh-5 mang vệ tinh viễn thông

Tối 27/12, Trung Quốc đã phóng tên lửa Trường Chinh-5 thứ 3, loại tên lửa đẩy lớn nhất của nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN