Quý 3/2019, đầu tư vào mảng bất động sản thương mại ở Trung Quốc tăng 28% so với quý 3/2018

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Theo báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản Trung Quốc đại lục của Cushman & Wakefield, trong quý 3/2019, lượng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Trung Quốc đại lục tăng cao đạt tổng cộng 49,7 tỷ nhân […]

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Theo báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản Trung Quốc đại lục của Cushman & Wakefield, trong quý 3/2019, lượng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Trung Quốc đại lục tăng cao đạt tổng cộng 49,7 tỷ nhân dân tệ, tăng 28% so với quý 2/2019. Tuy nhiên, khi so sánh với các mức đỉnh của năm ngoái, tổng mức đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Trung Quốc trong quý 3/2019 đã giảm 28% so với quý 3/2018.

Bà Catherine Chen, Trưởng phòng Nghiên cứu thị trường vốn của Cushman & Wakefield Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau và là tác giả của báo cáo, nhận xét: “Một sự thay đổi đáng chú ý là sự trở lại của người mua trong nước, đối tượng đã chiếm hơn 90% khối lượng đầu tư trong quý, với lợi thế vượt trội Chúng tôi cũng chứng kiến sự gia tăng nhu cầu từ người chủ sở hữu trong việc mua tài sản văn phòng, chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước “.

Ông James Shepherd, Trưởng phòng Nghiên cứu của Cushman & Wakefield khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Việc chính phủ kiểm soát tài chính của nhà phát triển bất động sản mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế tại thị trường Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, chúng tôi đã thấy một sự trượt dốc đáng kể trong giao dịch khối lượng trong 2 quý vừa qua. Bão táp từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, cùng với việc đồng nhân dân tệ suy yếu, đã tạo ra những thách thức ngày càng tăng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Dẫu sao, chúng tôi vẫn nhậnthấy sự quan tâm đáng kể của các nhà đầu tư Hồng Kông và Singapore. Chúng tôi hy vọng, nhu cầu bị dồn nén sẽ sẽ bật mạnh trở lại, khi các nhà đầu tư chắc chắn về những vấn đề liên quan tới tỷ giá đồng nhân dân tệ và khi tỷ giá trở nên rõ ràng hơn”.

Trong ba quý đầu năm nay, các nhà đầu tư có trụ sở tại Hồng Kông đã đầu tư với 16,3 tỷ nhân dân tệ, một con số đầy ấn tượng, tiếp theo là các nhà đầu tư đến từ Singapore đã đầu tư 9,6 tỷ nhân dân tệ vào thị trường bất động sản thương mại của Trung Quốc. Các thương vụ đáng chú ý bao gồm thương vụ mua lại Dự án Central Walk ở Thâm Quyến của Quỹ ủy thác đầu tư bất động sản (REIT) Link có trụ sở tại Hồng Kông với giá 6,6 tỷ nhân dân tệ. Công ty Keppel có trụ sở tại Singapore đã thực hiện nhiều giao dịch mua lại, bao gồm Tháp Yi Fang ở Thượng Hải, Zhongguancun Neo ở Bắc Kinh, đầu tư chung vào Westmin Plaza tại Quảng Châu và gần đây nhất là thương vụ mua lại Trung tâm công nghệ Ronsin thông qua Công ty Alpha Investment Partners.

Khu vực văn phòng chiếm 55% khoản đầu tư của quý 3/2019, chủ yếu được thúc đẩy bởi một vài giao dịch lớn ở Bắc Kinh, cụ thể là các nhà đầu tư trong nước thực hiện các thương vụ mua lại Lize Plaza, Pangu Plaza và HNA Plaza. Tuy nhiên, ngoại trừ Bắc Kinh, khối lượng đầu tư vào văn phòng (bao gồm cả không gian văn phòng trong các dự án sử dụng hỗn hợp) đã suy yở hầu hết các thành phố cấp 1 và cấp 2. Theo Cushman và Wakefield, đầu tư vào mảng văn phòng suy yếu chủ yếu là do nhu cầu thuê văn phòng giảm, vì mức độ hấp thụ ròng trong 3 quý đầu năm 2019 đã giảm lần lượt là 56% và 58% so với cùng kỳ năm 2017 và 2018.

Các yếu tố đóng góp cho sự suy giảm trong mảng cho thuê văn phòng bao gồm việc chậm mở rộng các nhà điều hành hợp tác và các công ty dịch vụ tài chính và chiến lược tiết kiệm chi phí chung được áp dụng bởi hầu hết các khách thuê. Nguyên nhân chính là do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Đầu tư vào mảng bất động sản bán lẻ đã tăng mạnh trong 3 quý đầu năm nay, với khối lượng đầu tư tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự phục hồi của doanh số bán lẻ có thể là do chính sách cắt giảm thuế thu nhập cá nhân gần đây và việc thực hiện các quy định thương mại điện tử mới với các yêu cầu khắt khe hơn về đăng ký kinh doanh và thuế – đặc biệt là các nhà bán lẻ thương mại điện tử ở nước ngoài và người mua sắm cá nhân. Khoảng cách thu hẹp giữa giá ở nước ngoài và thị trường trong nước sẽ lần lượt giúp đưa một số nhu cầu trở lại thị trường trong nước và trở lại với các nhà bán lẻ truyền thống đang hoạt động tại Trung Quốc.

Nắm bắt được làn sóng nhu cầu quay lại, nhiều thương vụ mua bán bất động sản bán lẻ đã được thực hiện thành công trong quý 3/2019, bao gồm cả việc mua lại danh mục đầu tư của Tập đoàn Shanshan tại Trung Quốc của Vipshop và thương vụ China Everbrigh mua lại Trung tâm mua sắm Zhongguancun Times tại Bắc Kinh. 

Ông Francis Li, Giám đốc Quốc tế, Phó chủ tịch, Trưởng phòng Thị trường vốn của Cushman & Wakefield, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau kết luận: “Mặc dù khối lượng đầu tư nói chung ở Trung Quốc đại lục chậm lại trong hai quý vừa qua, song chúng tôi vẫn nhận thấy sự quan tâm của nhà đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là các bất động sản logistics cao cấp và các loại tài sản thay thế như trung tâm dữ liệu. Là quốc gia lớn nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cả về quy mô địa lý và sức mạnh kinh tế, Trung Quốc tạo ra một loạt các cơ hội đầu tư trên nhiều loại sản phẩm và vẫn là một điểm đến đầu tư không thể thiếu đối với nhiều nhà đầu tư quốc tế”.

Nhấn vào đây để xem báo cáo đầy đủ.

Thông tin về Cushman & Wakefield

Cushman & Wakefield (có mã cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Thị trường chứng khoán NYSE, New York, Mỹ là: CWK) là công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến bất động sản.

Với 51.000 nhân viên làm việc tại gần 400 văn phòng ở 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, Cushman & Wakefield thuộc vào hàng ngũ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới. Cushman & Wakefield có 20 văn phòng tại khu vực Trung Quốc đại lục và Hồng Kông phục vụ cho thị trường bất động sản ở khu vực này. Công ty đã đoạt 4 giải thưởng trong khảo sát của Euromoney trong 2 năm 2017&2018 (Euromoney Survey 2017 & 2018) ở các hạng mục: tổng quát, đơn vị cung cấp dịch vụ bán/cho thuê, đánh giá và nghiên cứu ở Trung Quốc. Trong năm 2018, công ty có doanh thu đạt 8.2 tỷ  USD nhờ các dịch vụ cốt lõi là kinh doanh bất động sản, quản lý dự án, cho thuê, thị trường vốn, tư vấn và các dịch vụ khác.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập website: www.cushmanwakefield.com.hk hay theo dõi trên LinkedIn (https://www.linkedin.com/company/cushman-&-wakefield-greater-china)

Tin cùng chuyên mục