Thúc đẩy vai trò của các bên trong thỏa ước lao động tập thể

Chiều 11/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thỏa ước lao động tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ làm việc, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá kết quả thí điểm thương lượng tập thể nhóm doanh nghiệp; chia sẻ bài học kinh nghiệm từ các địa phương thí điểm; về vai trò của các bên trong thúc đẩy thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể nhóm; triển khai nhiệm vụ đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động... 

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, thỏa ước nhóm doanh nghiệp mang lại lợi ích cho tất cả các bên, là một xu hướng thương lượng của công đoàn các nước trên thế giới. Sau ít năm triển khai mô hình thí điểm, đến nay, đã có 7 thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp được ký kết. Đây là kết quả rất đáng khích lệ, khẳng định sự nỗ lực của các bên, cung cấp lý luận quan trọng trong việc sửa đổi Bộ luật Lao động.

Tuy nhiên, theo ông Ngọ Duy Hiểu, hiện nhiều chủ sử dụng lao động và Chủ tịch Công đoàn cơ sở chưa thấy được ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể, vì vậy cần tăng cường tuyên truyền để chủ doanh nghiệp, Chủ tịch Công đoàn cơ sở nhận thức được đây là một mô hình mang lại lợi ích cho tất cả các bên, trong đó có doanh nghiệp. Các chuyên gia, cán bộ công đoàn cần thảo luận sâu hơn về những kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm rút ra để tiếp tục thúc đẩy thỏa ước nhóm doanh nghiệp thời gian tới, coi đây là một xu hướng cần ưu tiên để Công đoàn Việt Nam chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động.

Theo báo cáo, các ngành công nghiệp ở Việt Nam có sự tập trung khá dày đặc theo vùng và theo khu công nghiệp. Ví dụ, 60% các doanh nghiệp may mặc lớn tập trung ở khu vực xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh; các doanh nghiệp lắp ráp điện từ trung tâm ở khu vực quanh Hà Nội. Do đó, nhu cầu thương lượng thỏa ước tập thể là rất lớn. Các tổ chức Công đoàn có vị thế chính trị và xã hội mạnh nên có thể huy động sự ủng hộ, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước cũng như nguồn lực để tiến hành thương lượng nhóm.

Tại hội thảo, các đại biểu kiến nghị việc Công đoàn cấp trên cơ sở tham gia trực tiếp trong các cuộc thương lượng sẽ giúp khắc phục những điểm yếu của Công đoàn cơ sở.

X.T (TTXVN)
Thêm nhiều cơ hội cho người lao động từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm
Thêm nhiều cơ hội cho người lao động từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm

Ngày 8/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp cùng Ban Tín dụng học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác (Ngân hàng Chính sách xã hội) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN