Thu hồi tiền sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ di dân

Ngày 18/9, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai có Quyết định 782/QĐ-BDT về việc thu hồi số tiền hơn 120 triệu đồng sai phạm từ UBND huyện Chư Pưh qua Thanh tra chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương này.

Theo đó, số tiền bị truy thu của 4 xã thuộc huyện Chư Pưh như sau: UBND thị trấn Nhơn Hòa 25.270.000 đồng; UBND xã Ia Dreng 19.770.000 đồng; UBND xã Ia BLứ 40.390.000 đồng; UBND xã Ia HLa 37.180.000 đồng.

Cụ thể: Tại UBND thị trấn Nhơn Hòa, công trình đường giao thông thôn Plei Thông A có tổng mức đầu tư 539 triệu đồng, tuy vậy, chi phí xây dựng thanh toán chỉ có 446 triệu đồng, UBND thị trấn Nhơn Hòa hưởng chênh lệch hơn 25 triệu đồng.

Tại xã Ia Dreng, cơ quan này cũng hưởng tiền chênh lệch tại 2 công trình đường giao thông thôn Tung Chêrh và đường giao thông thôn Tung Đao với số tiền sai quy định hơn 19 triệu đồng.

Tại công trình đường giao thông làng Kuái và công trình nhà sinh hoạt cộng đồng làng Kuái đã bị xã Ia Blứ làm thiếu khối lượng để ăn chênh lệch hơn 40,3 triệu đồng. Xã Ia Hla cũng hưởng tiền chênh lệch tại 2 công trình đường giao thông làng Mung và Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Sur B với số tiền hơn 37 triệu đồng.

Số tiền chênh lệch này nằm trong hạng mục đầu tư xây dựng công trình thuộc Dự án định canh định cư xen ghép 6 làng thuộc 4 xã của huyện Chư Pưh. Tất cả là nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho các công trình thực hiện chính sách của người nghèo năm 2016 tại huyện Chư Pưh.

Trong kết luận thanh tra số 781/KL-BDT thanh tra về  Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, Quyết định 1342/QĐ-TTg và Quyết định 33/2013/QĐ-TTg tại huyện Chư Pưh, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai chỉ ra nguyên nhân sai phạm tài chính tại các xã này: Hồ sơ, chứng từ lưu chưa đầy đủ; năng lực làm chủ đầu tư của các xã còn hạn chế, chưa đủ năng lực làm chủ đầu tư xây dựng công trình vì không có cán bộ chuyên môn nên dẫn đến sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình; không tổ chức kiểm tra chặt chẽ từ khâu khảo sát, quá trình thi công, nghiệm thu từng phần công việc đến nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng chưa thực hiện đúng quy định, nên dẫn đến sai sót, thiếu khối lượng; hồ sơ chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh của nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chưa đảm bảo như hướng dẫn Luật Đấu thầu, hồ sơ năng lực của nhà thầu không đảm bảo, không thương thảo hợp đồng trước khi ký hợp đồng...

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai cũng kiến nghị thu hồi số tiền hơn 120 triệu đồng này trong vòng 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Hồng Điệp (TTXVN)
Gia Lai: Làm mất hơn 550 ha rừng, chi sai hơn 900 triệu đồng
Gia Lai: Làm mất hơn 550 ha rừng, chi sai hơn 900 triệu đồng

Kết luận thanh tra số 10/KL-TTr, ngày 4/9 của Thanh tra tỉnh Gia Lai chỉ rõ: Từ năm 2011-2019, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur (địa phận thuộc huyện Chư Prông) đã để mất hơn 550 ha rừng được giao khoán quản lý; chi sai hơn 900 triệu đồng từ hai nguồn kinh phí tự chủ và không tự chủ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN