Chia sẻ kinh nghiệm phòng cháy chữa cháy trong ngành gỗ

Chiều 22/8, tại thành phố Bình Dương (tỉnh Bình Dương), Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) tổ chức Hội thảo "An toàn lao động - Phòng cháy chữa cháy trong ngành gỗ".

Tại hội thảo, các cơ quan chức năng trong ngành phòng cháy, chữa cháy, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương và các doanh nghiệp gỗ trên địa bàn đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phòng cháy chữa cháy tại nhà máy chế biến gỗ.

Chú thích ảnh
Hiện trường vụ cháy tại xưởng mộc nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch (phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương). 

Gỗ là ngành đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 382 cơ sở hoạt động về gỗ, phân bố chủ yếu tại thị xã Thuận An (chiếm 24,59%), thị xã Dĩ An (15,86%), trong các khu công nghiệp (12,18%)...

Đại úy Vũ Trường Sơn, Phó Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy (Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh Bình Dương) cho biết: Tính riêng trong sáu tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ cháy, trong đó, các vụ cháy về ngành gỗ chiếm 12 vụ (tăng ba vụ so với cùng kỳ 2018), thiệt hại hơn 12 tỷ đồng.

Có thể nói, gỗ là ngành đối mặt với rủi ro cháy nổ rất cao, nhất là ở các công đoạn chế biến gỗ do phát sinh tia lửa, sinh nhiệt do ma sát, sấy gỗ, sự cố điện... Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân chủ quan; trong nhà xưởng nếu không có hệ thống thông gió, hút bụi khiến bụi gỗ bám vào thiết bị máy móc, thiết bị điện, sàn nhà, cấu kiện xây dựng… Những phế liệu này sau mỗi ca sản xuất thường không được dọn sạch sẽ, để tích tụ ở nơi sản xuất dễ gây ra cháy.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phòng cháy, chữa cháy các máy móc ngành gỗ, giải pháp phòng, chống cháy trong ngành gỗ.

Ông Hoàng Kiều Phong, Phó giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiến Triển, chia sẻ công ty ông chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn, thực hiện các quy trình sản xuất từ khâu sơ chế, tinh chế (định hình, lắp ráp, chà nhám), sơn, đóng gói, vận chuyển.

Với diện tích nhà máy tương đương trên 240 nghìn m2, công ty đã thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở bao gồm 100 đội viên, trong đó lực lượng nòng cốt là đội bảo vệ và bảo trì với sự có mặt tại công ty 24/24 giờ. Hàng tuần, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở đều thực hành các phương án chữa cháy.

Tại hội thảo, các đại biểu còn được giới thiệu về các thiết bị chuyên dụng phòng cháy, chữa cháy, hệ thống dây chuyền hiện đại trong khâu phun sơn, lọc khí hiện đại, các giải pháp bố trí mặt bằng về đường giao thông cho xe chữa cháy, nguồn nước dự trữ phục vụ chữa cháy trong nhà máy chế biến gỗ, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan.

Tin, ảnh: Huyền Trang (TTXVN)
Giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

Chiều 9/8, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 – 2018” họp Phiên thứ 3, cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN