Sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Mỹ trong thế giới dầu mỏ

Sự kiện công nghiệp năng lượng lớn nhất thế giới ở Houston tuần qua, có thể nhận ra sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Mỹ trên chính trường dầu mỏ toàn cầu vì chỉ có sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ.
Giàn khoan hoạt động tại giếng dầu của Tập đoàn Chevron ở Bakersfield, Californi của Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giàn khoan hoạt động tại giếng dầu của Tập đoàn Chevron ở Bakersfield, Californi của Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nếu lướt qua danh sách người tham dự một trong những sự kiện công nghiệp năng lượng lớn nhất thế giới tại Houston tuần vừa qua, có thể nhận ra sức ảnh hưởng đang ngày càng lớn của Mỹ trên chính trường dầu mỏ toàn cầu: Chỉ có sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mà không có các quan chức hàng đầu của Saudi Arabia, Nga và hầu hết các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Trong bối cảnh Mỹ đã không còn nhập khẩu dầu từ nước ngoài nhờ sự bùng nổ của sản lượng trong nước, mạng lưới phức tạp của những mối quan tâm chính trị và thương mại vốn định hình chính sách năng lượng trong nhiều thập kỷ của Washington tại Trung Đông và xa hơn đang thay đổi. Sự thay đổi này được thể hiện rõ rệt ở Houston hồi tuần qua.

Trong bài diễn văn quan trọng của mình, ông Pompeo nói về sự khai thác sức mạnh mà Mỹ đang tiến hành thông qua việc gia tăng cung ứng năng lượng bằng cách “trừng phạt các nhân tố xấu;” ông đặt ra một viễn cảnh hợp tác với các công ty năng lượng nhằm cô lập Iran và Venezuela; và ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn cung dầu mỏ bằng cách ngăn cản các động thái của Trung Quốc trong nỗ lực kiểm soát Biển Đông.

Bài phát biểu này khác xa so với những gì mà Tổng thư ký OPEC đã đưa ra trước đây: ông Barkindo đã kêu gọi sự hợp tác với ngành công nghiệp đá phiến, vốn đã giúp đưa sản lượng dầu của Mỹ lên hơn 12 triệu thùng/ngày, khiến Mỹ trở thành nước sản xuất lớn nhất thế giới.

Chỉ mới hai năm trước, Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi Arabia Khalid al-Falih cũng có một bài diễn văn mang tính khiêu khích, trong đó cảnh báo những người điều hành ngành đá phiến của Mỹ rằng OPEC sẽ không hỗ trợ miễn phí cho nỗ lực của Mỹ nhằm cân bằng cung và cầu dầu mỏ trên thế giới.

Thế nhưng, bài diễn văn đó lại trở thành một lời đe dọa trống rỗng và một sự phản ánh cách mà OPEC vật lộn để đối phó với sự trỗi dậy trong sản xuất năng lượng của Mỹ.

Ngoài bài diễn văn tại hội nghị ở Houston- lần đầu tiên do một vị Ngoại trưởng đương nhiệm đưa ra tại một hội nghị được biết đến với tên gọi CERAWeek, Pompeo còn tổ chức một cuộc họp kín với các lãnh đạo dầu mỏ, chiêu đãi thân mật một nhóm tại nhà hàng Mexico Pappasito’s Cantina tại Khách sạn Hilton Americas nơi hội nghị diễn ra.

Giám đốc điều hành của Tập đoàn dầu mỏ Occidental Vicki Hollub là một trong những bên thắng lớn từ sự phát triển của ngành xuất khẩu đá phiến Mỹ, nói: “Tôi chưa quen với việc này, nhưng tôi nghĩ nó thật tuyệt.”

Trong một cuộc họp kín hôm 12/3 vừa qua, Pompeo và cố vấn năng lượng của ông là Frank Fannon đã thảo luận với các lãnh đạo công ty dầu mỏ lớn, bao gồm Royal Dutch Shell, BP plc, Occodental và Chevron.

Theo hai nguồn thạo tin, Pompeo đã nói về cách mà chính phủ Mỹ và các công ty năng lượng hàng đầu có thể hợp tác cùng nhau để khuyến khích các đồng minh của Mỹ mua thêm dầu từ họ. Ngoài ra, ông còn đề xuất sự hợp tác để phó với Iran.

Chính quyền Trump đã áp đặt những lệnh trừng phạt nghiêm khắc lên Iran và Venezuela, hai thành viên của OPEC, với niềm tin ngày càng lớn rằng Mỹ và các nước khác có thể đảm bảo đủ nguồn cung dầu mỏ để đối phó với bất kỳ sự sụt giảm nguồn cung nào. Và đến nay, sự đặt cược này đã thành công khi giá dầu hiện ở mức dưới 70 USD/thùng.

[Giá dầu thế giới giảm gần 1% song vẫn sát mức cao của năm nay]

Sarah Ladislaw, chuyên gia phân tích chính sách năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định: “Dưới thời chính quyền ông Trump, Mỹ cảm thấy tự tin hơn nhiều với sản lượng dầu và khí đốt của họ cũng như sự hỗ trợ và hợp tác mà họ cảm nhận từ phía Saudi Arabia.”

Theo bà, sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Washington đã bắt đầu làm thay đổi chính sách dầu mỏ của các đồng minh cũng như các đối thủ của họ trên khắp thế giới.

Chẳng hạn, hồi tháng 9/2018, Saudi Arabia và Nga đã phải thông báo với Mỹ trước khi nói với các đồng minh OPEC khi họ đạt được một thỏa thuận nhằm thúc đẩy sản lượng ngay trước lúc các lệnh trừng phạt Iran được chính thức nối lại. 

Ngoài Trung Đông, chính quyền Trump còn hy vọng sử dụng việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu để cạnh tranh với dự án đường ống dẫn Dòng chảy phương Bắc 2 vốn dẫn khí đốt từ Nga.

Theo đó, Đức hồi tháng 2 vừa qua cho biết đang cân nhắc xây dựng hai trạm LNG để nhập khẩu từ Mỹ sau khi chịu sức ép từ Washington phải đa dạng nguồn cung với lời đe dọa của ông Trump rằng Dòng chảy phương Bắc 2 là một dự án “tệ hại” có thể khiến Berlin phải phục thuộc nhiều hơn vào Nga.

Popmpeo phát biểu tại hội nghị: “Chúng tôi không muốn các đồng minh châu Âu phải phụ thuộc vào khí đốt của Nga thông qua dự án Dòng chảy phương Bắc 2, cũng như bản thân chúng tôi không muốn phụ thuộc và nguồn cung dầu mỏ từ Venezuela.”

Trong lần tham dự này, OPEC có số lượng đại diện nhỏ nhất, ít nhất là trong vòng 5 năm qua, trong đó Saudi Arabia không có ai lên diễn thuyết.

Chủ tịch tập đoàn công nghiệp Hãng Dầu mỏ Mỹ của Mỹ Mike Sommers phát biểu tại hội nghị: “OPEC đã trở thành một nhân tố kém quan trọng hơn bởi Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm tinh chế số 1 thế giới.”

OPEC đã đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Mỹ bằng cách thúc đẩy một liên minh với Nga và các nước sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC.

Phó giám đốc chương trình Chính sách Đối ngoại tại Viện Brookings Suzanna Maloney nhận định: “Vấn đề quan trọng nhất của OPEC hiện nay là họ có thể vươn tới đâu ngoài tổ chức của mình, theo đó Nga hay nơi nào khác có thể được hợp thức hóa và duy trì lâu dài.”

Đã xuất hiện những dấu hiệu phức tạp từ các bên này. Chủ tịch tập đoàn Rosneft khổng lồ của Nga Igor Sechin mới đây đã bày tỏ ủng hộ việc chấm dứt cắt giảm sản lượng với niềm tin rằng quân bài của OPEC nằm ở lĩnh vực đá phiến vì có trợ giá.

Saidu Muhammad, Giám đốc điều hành phụ trách khí đốt và điện tại Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Nigeria, nhận định: “OPEC biết họ không thể làm điều đó một mình. Để đẩy con lắc từ trái sang phải trong vấn đề sản xuất và đạt được cái giá mà mình mong muốn, các bạn vẫn cần các nhà sản xuất khác. Hiện nay là Nga và sau này, tôi tin là sẽ có cả Mỹ.”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục