Chiến lược mới của Mỹ về Syria

Tại thời điểm này rất khó để kết luận cuộc xung đột Syria đã bước vào giai đoạn kết thúc và đây là một thực tế rõ ràng.

Tuy nhiên, theo ông Martin Berger, nhà báo tự do và là nhà phân tích địa chính trị của tạp chí trực tuyến “New Eastern Outlook”, ngay cả khi không còn sự lựa chọn nào, Mỹ vẫn quyết định tăng gấp đôi sự can thiệp vào Syria.

Chú thích ảnh
Các lực lượng Mỹ thành lập một căn cứ mới ở Manbij, Syria ngày 8/5/2018. Ảnh: Reuters

Điều này là một dấu hiệu cho thấy chính sách Syria của Mỹ đang trong tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng. Trong nhiều tháng nay, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng đe dọa Damascus và các đồng minh của Syria rằng Mỹ sẽ quyết tâm tiêu diệt các nhóm khủng bố lớn đang hoạt động bên trong lãnh thổ quốc gia Trung Đông này.

Năm 2016, Tổng thống Trump từng cam kết sẽ chấm dứt tình trạng “can thiệp và hỗn loạn” tại Syria. Tháng 3/2017, ông tuyên bố rằng: “Chúng tôi sắp rời khỏi Syria, có thể, rất sớm”. Vài tháng sau, ông cho biết sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng về tình hình hiện diện quân sự của Mỹ ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này, nhưng lại không để ý đến sự thật rằng sự hiện diện này là bất hợp pháp.

Trong bối cảnh đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi tờ Washington Post dẫn lời một quan chức giấu tên trong Chính quyền Tổng thống Trump tiết lộ rằng Mỹ đã tìm cách gây ra những mâu thuẫn giữa Moskva và Damascus. Cụ thể, phương Tây sẽ tìm cách để không bị loại “ra rìa” trong cuộc xung đột sắp đến hồi kết thúc, đảm bảo rằng Chính phủ Syria sẽ không thể bảo toàn chiến thắng của mình.

Do đó, có thể Mỹ một lần nữa sẽ vội vàng “cứu” al-Qaeda để tiếp tục duy trì cuộc xung đột, vốn là “mạch ngầm xuyên suốt” trong chính sách của Mỹ tại Syria nhiều năm qua. Như nhận định của Giáo sư Michel Chossudovsky, biên tập viên nổi tiếng của trang tin Nghiên cứu Toàn cầu, Washington luôn duy trì “câu thần chú” rằng: "Chiến tranh tốt cho kinh doanh", vì nó thúc đẩy các thỏa thuận bí mật, hợp đồng vũ khí và đơn đặt hàng tiếp tế.

Theo hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đang tìm cách mở rộng sự hiện diện quân sự của mình tại Syria. Tính đến nay, có hơn 2.200 lính Mỹ hoạt động ở Syria. Bên cạnh đó, hơn 100 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã được triển khai ở căn cứ At-Tanf, Đông Nam Syria, vào tháng 9 năm ngoái. Quân đội Mỹ cũng đang thành lập các trung tâm kiểm soát mới cho các đơn vị phòng vệ người Kurd.

Trong hơn 1 năm qua, Mỹ đã thành lập hơn 5 căn cứ tại Syria, 2 trong số đó ở Manbij, phía Đông Bắc Aleppo. Hai căn cứ khác được xây dựng tại quận Tell Abyad của tỉnh Raqqa. Ngoài ra, Lầu Năm Góc gần đây cũng hoàn thành việc xây dựng một căn cứ quân sự ở Deir ez-Zor, nơi có nhiều mỏ dầu và khí đốt của Syria.

Hồi tháng 9 vừa qua, Washington đã tổ chức các cuộc tập trận chung giữa Thủy quân lục chiến Mỹ và lực lượng là các tay súng thuộc nhóm Jaish Magavir al-Taurus tại căn cứ quân sự At-Tanf.

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Chính quyền Trump đang tìm nhiều lý do để tăng cường tấn công nhằm vào các lực lượng vũ trang Syria. Trước đây, chúng ta từng thấy những cáo buộc Damascus “sử dụng vũ khí hóa học”. Hiện tại, Mỹ đe dọa sẽ tấn công vào những người bảo vệ người dân Syria để ngăn chặn chiến dịch nhằm giải phóng Idlib khỏi những kẻ khủng bố.

Theo trang tin Stratfor, tại các thời điểm khác nhau trong cuộc xung đột Syria, Nhà Trắng đã do dự giữa hai chính sách: tích cực chống lại Chính phủ Syria và tập trung vào việc đánh bại các nhóm cực đoan bạo lực.

Ông Berger cho rằng, mặc dù Washington muốn sử dụng sức mạnh quân sự ở Syria để có chân tại bàn đàm phán, nơi mà giải pháp chính trị sẽ được xác định trong tương lai, nhưng tất cả những nỗ lực này đã không có hiệu quả. Mỹ không có phương tiện đảm bảo mục tiêu của mình và điều này đã được chỉ ra bởi một số nhân vật chính trị Mỹ. Ví dụ, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirsten Nielsen gần đây đã mô tả hiện trạng địa chính trị Mỹ là sự bất ổn và hỗn loạn.

Vũ Thanh (TTXVN)
Hàng chục dân thường Syria trúng không kích của liên quân Mỹ
Hàng chục dân thường Syria trúng không kích của liên quân Mỹ

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết ít nhất 14 dân thường đã thiệt mạng ngày 3/11 khi liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích vào các vị trí của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng tại tỉnh Deir Ezzor, miền Đông Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN