Tiêu điểm

ASEAN và câu chuyện thẻ vàng của EU

Không riêng gì Việt Nam, nhiều nước trong ASEAN đã nhận thẻ vàng, thậm chí thẻ đỏ từ Liên minh châu Âu (EU) do đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (gọi tắt là IUU). Với những nỗ lực, Việt Nam và các quốc gia ASEAN đã nhận thẻ vàng đang hành động quyết liệt để ngành đánh bắt thủy hải sản được cải thiện trong mắt các nhà nhập khẩu EU.
EU lập luận rằng hoạt động đánh bắt cá IUU là mối đe dọa lớn nhất đến việc duy trì, bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh thái biển, gây ra những tác động nghiêm trọng về môi trường cũng như kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn thế giới.Quy định về IUU được EU ban hành vào năm 2008 và có hiệu lực năm 2010, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá dưới các hình thức này.

Theo quy định này, các quốc gia đánh bắt cá IUU sẽ bị phạt thẻ vàng cảnh cáo. EU sẽ xem xét án phạt này vào 6 tháng sau. Trong trường hợp các quốc gia nhận thẻ vàng mà không có biện pháp khắc phục phù hợp thì có nguy cơ nhận thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu thủy sản vào EU.

Theo một báo cáo của EU về các nước ASEAN đánh bắt IUU, Campuchia đã nhận "thẻ đỏ" từ EU từ tháng 3-2014, Philippines nhận thẻ vàng vào tháng 6-2014 nhưng được xóa thẻ vàng 10 tháng sau đó sau khi tuân thủ các quy định đánh bắt thủy sản của luật pháp quốc tế.



Tháng 4/2018, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường làm việc với EU thúc đẩy việc EU sớm gỡ bỏ “biện pháp áp dụng thẻ vàng đối với Việt Nam về đánh bắt thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ảnh: Kim Chung- Pv TTXVN tại Bỉ


Tại triển lãm Thủy sản toàn cầu Brussels (Vương quốc Bỉ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
phối hợp với Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ tổ chức họp báo
để cập nhật cho báo chí cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản tại châu Âu biết những công việc thực tiễn
và các biện pháp mà Việt Nam triển khai để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU).
Ảnh: Kim Chung - PV TTXVN tại Bỉ


Tỉnh Ninh Thuận liên tục tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho ngư các quy định pháp luật
về khai thác hải sản trên biển, không vị phạm pháp luật trên biển, khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu âu (EU)
chống không khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU). Ảnh: Công Thử - TTXVN


Đội tàu Quảng Ngãi đang phát triển theo hướng giảm dần các tàu có công suất nhỏ, tăng dần số tàu có công suất lớn.
Chất lượng tàu được kiểm soát bắt đầu từ khâu thiết kế đến đóng mới và khi đưa vào khai thác. Trên tàu đã được trang bị
đầy đủ các trang thiết bị an toàn như hệ thống thông tin liên lạc tầm xa, định vị vệ tinh, phao cứu sinh... Ảnh: Công Đạt/VNP


Đội tàu khai tác cá ngừ đại dương của ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Ảnh: Công Đạt


Nghành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực trong việc bảo quản thủy hải sản sau thu hoạch. Ảnh: Công Đạt/NVP


Nhờ những nỗ lực trong việc quản lý khai thác thủy sản nên Xuất khẩu thủy sản quý I/2018 của Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD.
Ảnh: Công Đạt


Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam


Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp số 1 của Việt Nam và hàng đầu trên thế giới
trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và cung ứng tôm theo chuỗi giá trị tôm khép kín. Hiện tại, Minh Phú có 10 công ty thành viên,
gồm 2 nhà máy chế biến, 8 công ty sản xuất từ con giống cho đến nuôi tôm thương phẩm công nghiệp
và bán công nghiệp với diện tích khoảng hơn 50.600 ha tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Ninh Thuận…
Mỗi năm, Công ty sản xuất hơn 70.000 tấn tôm thành phẩm, doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN


Cảng An Thới ở Phú Quốc (Kiên Giang) được đầu tư xây dựng có sức chứa hơn 600 tàu công xuất lớn. Ảnh: Lê Minh

Cũng do đánh bắt cá trái phép tràn lan, Thái Lan nhận thẻ vàng từ EU vào tháng 4-2015. Kể từ đó, nước này đã lắp đặt một hệ thống theo dõi tự động trên các tàu lớn, cải thiện hệ thống luật pháp về thủy sản. Sau chuyến thăm Thái Lan tháng 11-2016, các thành viên của Ủy ban Thủy sản của EU đã hoan nghênh những biện pháp của Thái Lan, khẳng định đây là bước đi đúng đắn. Tuy nhiên theo cơ quan này, các biện pháp khắc phục của Thái Lan vẫn còn yếu nên chưa được xóa thẻ vàng.

Tháng 10-2017, Việt Nam bị EU phạt vào thẻ vàng với lý do "hành động không đủ để chống lại đánh bắt bất hợp pháp". Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là tháng 11-2017, Quốc hội thông qua Luật thủy sản sửa đổi (có hiệu lực từ 1-1-2019), quy định khung hình phạt đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân vi phạm, 2 tỉ đồng đối với tổ chức.

“Nhận được thẻ xanh là một điều tuyệt vời nhưng cũng đừng xem thẻ vàng là một sự trừng phạt của EU. Hãy xem thẻ vàng là động lực giúp Việt Nam hiện đại hóa ngành thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn so với các nước trong khu vực”. Đại sứ EU tại Việt Nam Bruno Angelet cho biết. Đại sứ EU tại Việt Nam Bruno Angelet đã làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về vấn đề thẻ vàng.

"Những gì chúng tôi đã nhìn thấy cho đến nay chính là những dấu hiệu tích cực về cam kết chính trị thông qua các kế hoạch hành động cụ thể, đặc biệt là Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật thủy sản sửa đổi. Chúng tôi cần thời gian để đánh giá độ hiệu quả của các biện pháp Việt Nam đang thực hiện. Việc Việt Nam có thể quyết tâm chính trị là điều rất tốt nhưng còn phải đợi xem kết quả" - Đại sứ EU tại Việt Nam Bruno Angelet cho biết.

Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho hay, Các địa phương chỉ đạo những cơ sở, cảng cá hoàn thiện thiếu sót mà EC đã khuyến nghị. Trong đó, quan trọng nhất là quản lý tàu cá, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý trên biển cũng như tại cảng. Đặc biệt là các hồ sơ truy xuất nguồn gốc, xác nhận, chứng nhận các sản phẩm khai thác thủy sản trên biển. Việt Nam có khoảng 109.000 tàu cá, trong đó, số lượng tàu khai thác xa bờ khoảng 28.000 tàu. Hiện đã lắp được thiết bị giám sát hành trình cho khoảng 13.0000 tàu./.

 
VNP Tổng hợp

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong tháng 3 vừa qua theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Top