Tiết lộ mới nhất về máy bay tàng hình thế hệ thứ 6 'soán ngôi' F-35

Đầu năm nay, hãng hàng không Dassault Aviation của Pháp và tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu Airbus đã công bố thỏa thuận về hệ thống không quân chiến đấu trong tương lai (FCAS) nhằm thay thế các máy bay chiến đấu Rafale, Eurofighter và F-18 Hornet hiện trong biên chế không quân châu Âu.

Chú thích ảnh
Mô hình máy bay không người lái Taranis của BAE Systems. Ảnh: Sputnik

Đài Sputnik đã liên lạc với các quan chức từ các doanh nghiệp quốc phòng châu Âu để xác định tiến độ dự án máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu của phương Tây.

Tên của FCAS xuất phát từ thỏa thuận năm 2012 giữa Pháp và Anh về sản xuất một máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, quyết định rút khỏi EU của Anh đã khiến triển vọng hợp tác quốc phòng của Anh với châu Âu gặp khó khăn.

Tuần trước, London đã trao cho nhà thầu quốc phòng BAE Systems một hợp đồng kéo dài một năm để nghiên cứu dự án FCAS. Theo các báo cáo sơ bộ, năm 2040 được đặt làm mốc mục tiêu cho việc đưa máy bay vào hoạt động. Tuy nhiên, với việc ngày cụ thể chưa được xác định, và bản thân dự án cũng có nhiều điểm không chắc chắn, thì các nước thành viên khá lo ngại về số phận của dự án này.

“Một dự án thực sự của châu Âu'

Trả lời Sputnik, phát ngôn viên của công ty BAE Systems không nói rõ, chỉ cho biết công ty "tích cực hợp tác với Bộ Quốc phòng Anh và các doanh nghiệp quốc phòng khác trong việc phát triển các công nghệ hàng không tiên tiến” và đang nghiên cứu công nghệ cho "máy bay của tương lai".

Trong khi đó, Airbus xác nhận chuyến bay đầu tiên của FCAS dự kiến sẽ thực hiện vào năm 2040, nhưng nói thêm rằng khung thời gian này có thể thay đổi vì sự phức tạp của dự án.

Ông Florian Taitsch, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Airbus, khẳng định ở giai đoạn hiện tại, không có hợp đồng nào được ký kết, với lộ trình cho dự án dự kiến sẽ được xây dựng vào cuối năm nay. "Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn rằng đây là một dự án thực sự của châu Âu", ông nhấn mạnh.

Ông Florian cũng bày tỏ sự tự tin rằng các nước châu Âu khác có thể tham gia dự án ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh tại thời điểm này, dự án là sự hợp tác độc lập giữa Pháp-Đức.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha xác nhận Madrid cùng được đề nghị làm bên “giám sát” trong dự án trên. Bộ Quốc phòng cho biết họ đang nghiên cứu đề xuất và cân nhắc cách mà quốc gia "có thể tham gia vào một dự án có tầm quan trọng như vậy".

Thay thế F-35?

Máy bay chiến đấu đa năng tàng hình Lockheed Martin F-35 Lightning II được giới thiệu là một chiếc máy bay của Mỹ hợp tác với các nước khác, bao gồm Anh, Italia, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia. Tuy nhiên, theo lời giải thích của nhà phân tích quốc phòng đồng thời là nhà báo Dmitri Drozdenko, nhà thầu Lockheed vẫn là bên hưởng lợi tài chính lớn nhất.

"Đối với châu Âu, việc tự phát triển các trang thiết bị đồng nghĩa với sự tái sinh các ngành công nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực xây dựng máy bay, cũng như lợi nhuận sang được chuyển sang cho châu Âu. Đây hoàn toàn là vấn đề tài chính", nhà baoso Dmitri Drozdenko giải thích.

Theo Drozdenko, việc London tham gia dự án máy bay giữa Pháp-Đức là một vấn đề cạnh tranh về hệ thống công nghệ tiên tiến sinh lợi nhuận cao. "Khi Pháp và Đức nói về một chiếc máy bay của riêng mình, điều đó được hiểu là họ sẽ tự tạo ra nó, và tiền thì vẫn thuộc về họ. Còn Anh lại như đang cố tìm cách nhảy lên một đoàn tàu mà đã xuất phát rồi”.

Xét về mốc thời gian cho chuyến bay đầu tiên và việc sản xuất FCAS, ông Drozdenko cho rằng điều đó có thể quá tham vọng, do khó khăn trong việc chế tạo hệ thống loại này.

Hiện tại, Mỹ, Trung Quốc và Nga là những nước duy nhất trên thế giới có thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến. Bên cạnh các quốc gia châu Âu, Trung Quốc và Mỹ cũng đã công bố việc theo đuổi nghiên cứu nền tảng công nghệ thế hệ thứ sáu. Nga cũng đã công bố kế hoạch phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu với máy bay đánh chặn Mikoyan MiG-41.

 

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Đằng sau chuyến thăm nông trang gần biên giới Trung Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Đằng sau chuyến thăm nông trang gần biên giới Trung Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang “bắn tín hiệu” về quan hệ kinh tế sâu sắc hơn với láng giềng Trung Quốc khi ông trực tiếp đến thăm cơ sở nông nghiệp và xây dựng ở khu vực biên giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN